12 tháng 11, 2013

Những lỗ hổng khổng lồ tưởng tượng trong thuyết tiến hóa 5 - Về mầu sắc

Tên miền mới!
Từ nay EvoLit có tên miền đã "hóng" bấy lâu: Tienhoa.tk :3!
Tuy nhiên tên miền miễn phí tồn tại nhiều rủi ro, nên bất cứ khi nào bạn không truy cập được vào EvoLit, hãy nhớ www.sinhtienhoa.blogspot.com








Bấm ở đây để xem trích dẫn lỗ gốc và một ý lạm bàn

 5-Lỗ hổng về mầu sắc: Hãy xem mầu sắc của các loại chim dưới đây để thấy chúng đẹp tuyệt vời như thế nào.

http://smashinghub.com/most-beautiful-birds-of-the-world.htm

Còn các mầu sắc của hoa, và bướm nữa… Con người dù cho có thông minh đến đâu chăng nữa, cũng không bao giờ có thể chế tạo ra được những hình dáng đẹp như thế.



Tôi có một niềm tin mãnh liệt vào con người. Dù quanh mình là những thông tin ảm đạm về mọi mặt kinh tế, văn hóa, chính trị... khắp thế giới, tôi luôn tin đó chỉ là chấm đen trên tờ giấy trắng: nổi bật, nhức nhối nhưng không nên nhìn vào nói mà bảo cả tờ giấy đều đen. Nhìn về lịch sử, tôi tin tiềm năng của con người lớn hơn tất cả những thứ xấu xa, ti tiện & đáng buồn mà chúng ta thấy hàng ngày như thế rất nhiều:

thehumanityproject.com
Tổ tiên chúng ta đã đi bộ từ Đông Phi đến Novaya Zemlya (quần đảo thuộc Bắc Băng Dương) tới Ayers Rock (miền trung châu Úc) và Patagonia (cực Nam của Nam Mỹ), săn voi bằng những mũi thương bằng đá, băng ngang những vùng biển Cực trên những chiếc thuyền trần 7,000 năm trước, chu du vòng quanh Trái Đất mà chỉ thuần bằng sức gió để rồi đi dạo trên Mặt Trăng chỉ một thập kỉ sau khi bước vào không gian” (1)


              Có ai có thể không rung động khi tưởng tượng về những gian khó mà tổ tiên chúng ta - những con người bé nhỏ, yếu ớt (so với các loài khác), bơ vơ trước thiên nhiên hùng vĩ - đã trải qua với đôi bàn tay trắng? Ai có thể không cảm thấy trào lên trong lòng những thương yêu & kính nể sâu sắc đến ông bà ta – những người trong suốt chiều dài lịch sử không ngừng thách thức & vượt lên những giới hạn sinh học của mình? Từ chỗ họ chỉ là một loài nào đó trong sinh giới, qua 500 nghìn năm đến hôm nay chúng ta là sinh vật tự chủ nhất hành tinh, nắm trong tay vận mệnh của Trái Đất... Vậy thì tác giả bài “Những Lỗ Hổng...” là ai, là ai mà cho mình cái quyền phán trong tương lai xa xôi vô tận con người có thể & không thể làm gì???
1000 năm trước, chắc chắn có những kẻ bảo rằng chúng ta sẽ không thể nào có được những chiếc xe chạy không cần súc vật hay người kéo...
Hơn 100 năm trước, chắc chắn có những kẻ bảo rằng chúng ta sẽ không thể nào bay được, huống hồ là lên Mặt Trăng...
10 năm trước, có bao nhiêu kẻ thiển cận nghĩ đến một thế giới như hôm nay...? Các kỳ quan của tự nhiên làm choáng ngợp tất cả đầu óc con người hôm nay & có lẽ là rất lâu về sau nữa, nhưng chúng ta chẳng thể nói gì về tương lai cả. Đầu óc con người đủ bé nhỏ để không thể nào lường được mình có thể vĩ đại như thế nào :).



Trở lại với vấn đề màu sắc chim, bướm, hoa cỏ. Tác giả nhận định:

Darwin đã để một lỗ hổng khổng lồ về sự tiến hóa của các mầu sắc trên nhiều chủng loại từ côn trùng đến chim, đến bướm, đến hoa cỏ… Ông không thể giải thích tại sao chúng lại có sắc mầu đẹp. Ông đã giải thích “vì nhu cầu muốn trốn các loại thú khác ăn thịt mình, nên tắc kè đổi mầu khi đậu ở cây…”, nhưng ông không thể nào giải thích tại sao chim và bướm lại quá lộng lẫy mặc dù đó là yếu điểm cho chúng dễ bị tấn công và ăn thịt!

Các vấn đề mà tôi thấy với nhận định “thô thiển” trên:
1. Về logic:
Suỵt! Tôi và Wallace là cha đẻ thuyết tiến hóa,
nhưng chúng tôi =/= thuyết tiến hóa ;)

Không chỉ lỗ này mà các lỗ khác đều nhằm vào Darwin “vô lý chỗ abc”, “bất lực với xyz”, “không giải thích được này nọ lọ chai” mà 'quên' rằng tiến hóa đã >150 tuổi, từ cuốn Nguồn Gốc đã có nhiều công trình khác & dù Darwin qua đời từ thời cố lũy nhưng các nhà khoa học khác vẫn đang làm việc không ngừng nghỉ để nghiên cứu về tiến hóa. Vì thế một sự vật hiện tượng không được chính Darwin giải thích theo cách tác giả cho là thỏa đáng (tức là không insert Đấng nào đó vào) trong cuốn Nguồn Gốc thì không có nghĩa là tới bây giờ nó vẫn còn là một “lỗ hổng” cho khoa học. Vì thế dùng lời Darwin của 150 năm trước mà nói cả thuyết tiến hóa của thế kỉ 21 đầy lỗ thì không hợp lí.






2. Màu sắc hoa cỏ:


Kiến thức mẫu giáo: hoa cỏ có màu sắc đẹp là có 2 nguyên nhân chính 1. Để thu hút động vật như chim, côn trùng, thú đến thụ phấn (hoa) và phát tán hạt (quả) 2. Để cảnh báo (nấm độc, miễn cưỡng gọi là 'cây'). Cái này chẳng có gì không thể giải thích được bằng thuyết tiến hóa.













3. Chim màu mè ở đâu ra?
Thứ nhất, đại đa số chim đều không mấy gì màu mè:

Bài viết có ý tạo ấn tượng sai lầm rằng tất cả chim muông đều rực rỡ, chỉ cần suy nghĩ một chút, liên hệ thực tế là ta thấy ngay điều này là sai sự thật: nghĩ tới lũ chim quanh ta đi, sẻ & bồ câu dại, màu sắc của chúng có thể miêu tả bằng từ “đơn điệu” - và đó là thực tế trên toàn Trái Đất, tất cả chim chóc côn trùng đều có kiểu hình thích nghi với môi trường chúng sống và vì thế về mặt màu sắc tương đối chán òm! 

Những con chim trông như mới từ tiệm MyKolor cả ngàn màu sơn tùy chọn ra thực chất chỉ sống ở những vùng rừng nhiệt đới (lần cuối cùng bạn nhìn thấy một con chim có 7 màu sống tự do trên đường phố Sài Gòn là khi nảo?). 

Theo Stephen Bailey của trường ĐH California at Berkeley, số lượng chim sặc sỡ ở vùng nhiệt đới chỉ có vẻ nhiều hơn vì có nhiều loài chim hơn. Tỉ lệ chim sặc sỡ ở các vùng khác nhau tương đối giống, và ở mọi nơi thì chim màu ảm đạm đều chiếm ưu thế.(Tham khảo cuốn "Chim Vùng Nhiệt Đới Châu Mỹ" ,2.1)
Ngay cả trong rừng nhiệt đới, những loài chim sống ở tầng rừng dưới tối tăm (chim ruồi, chim lò,...) cũng mang những sắc đen, nâu, xanh đượm buồn. Có chăng chúng chỉ có sợi lông đuôi trắng dài, nhưng chỉ gây liên tưởng đến một vệt nắng nhảy múa chứ không phải một miếng mồi (2.2) => Đaị đa số chim chóc trên trái đất mang màu lông ảm đạm để hòa vào môi trường ảm đạm, VD như con cú tuyết ở trên..

Thứ 2, màu mè không có nghĩa là dễ thấy:


Những bức ảnh của chim vùng nhiệt đới sặc sỡ và đập vào mắt ta bùm bùm như vậy, nhưng đó là tác phẩm có được nhờ kỹ thuật điêu luyện của các nhiếp ảnh gia rất là tinh mắt và kiên trì săn tìm những chú chim này sâu trong rừng - nơi mà tin hay không thì tùy, như mọi loài chim khác bộ lông giúp chúng hòa vào môi trường và khó bị phát hiện hơn! 

Alfred Wallace - nhà tự nhiên học nổi tiếng độc lập nghĩ ra thuyết tiến hóa với Darwin - trong cuốn Malay Archipelago kinh điển có viết "Dù số lượng chim sặc sỡ ở hầu như mọi khu vực trong rừng nhiệt đới là rất nhiều, chúng không hề dễ thấy chút nào, và như một quy luật, chúng ko đóng góp nhiều vào cảnh quan" (2.3)

Nhưng vấn đề ko phải ở khí hậu nhiệt đới hay ôn đới, mà là khu vực sinh sống mở hay có rừng bao phủ. Nhìn chung, màu đỏ sẽ dễ thấy ở khu vực đồng cỏ nhưng lại khó thấy ở trong rừng, xanh thì ngược lại - màu sặc sỡ ko nói lên đc con chim đó dễ thấy hay khó thấy. 

"Hầu như tất cả những nhà tự nhiên học làm việc trong rừng nhiệt đới đều đã từng chứng kiến hàng đàn két bỗng nhiên biến mất sau khi bay vào một cái cây nào đó" (2.4)

"Màu sắc nguy trang không nhất thiết phải tối hay sẫm. Những màu sắc rực rỡ ở chim, bò sát, côn trùng nếu đưa ra khỏi môi trường tự nhiên có thể nổi bật nhưng chúng thường rất hòa hợp với các thuộc tính phản chiếu của thực vật. Chim đuôi seo (quetzal), trogon & jacamar với lưng xanh đen & vàng sáng và phần bụng đỏ hay hung là những bằng chứng sống của tính hiệu quả của những mảng màu sáng tối bắt chước sự chiếu sáng tương phản cao, chói chang của tán rừng. Nói dùng màu sắc như thế để trốn thì khó tin, nhưng ai từng thử nheo mắt nhìn lên tán rừng để tìm chim mới hiểu màu sắc sáng có thể "hô biến" dáng dấp của một con chim như thế nào" (2.5)

Đừng tách chúng khỏi khu vực sinh sống tự nhiên rồi bảo chúng chơi nổi, hãy đặt chúng vào & thử tìm chúng trong những cánh rừng thực thụ dày đặc những lá là lá, với những màn trình diễn huyền ảo của ánh sáng và bóng tối trên những chiếc lá & hoa cỏ đầy màu sắc khắp mọi nơi!

Một số họ chim 'nổi' nhất rừng. Một con quetzal có thể trong nháy mắt biến thành "một chiếc lá mỏng manh trong sự tĩnh lặng gần như tuyệt đối của rừng mưa nhiệt đới" (Trang 133, (2) )


Thứ 3, dễ thấy thì đã sao?

Chim sặc sỡ không phải chỉ để cho người ngắm thôi!
Prairie chicken

Thật ra, có nhiều loài chim khoe lông xanh như chim thiên đường (paradise) trong rừng và chim đen cánh đỏ (red-winged blackbirds); prairie chickens chơi màu đỏ ở vùng đồng cỏ! Những màu sắc này rõ ràng là dễ thấy, dù chúng CÓ thu hút động vật ăn thịt nhưng đó là hệ quả phụ khó tránh của chức năng nhận diện đồng loại hữu ích. 


Tại sao cần nhận diện đồng loại? Quá trình tiến hóa dẫn đến sự hình thành loài mới, và như đã nói ở lỗ số 4, điều quan trọng nhất khiến loài này khác loài kia là chúng không sinh sản với nhau được, chứ không phải ngoại hình, nhất là màu sắc. Tuy nhiên, ngoại hình (màu sắc) lại là dấu hiệu có ích cho những sinh vật có thị giác phát triển biết những khác biệt bên trong về cấu trúc hay di truyền - điều thực sự làm việc giao phối vô nghĩa và phí phạm. Thế giới hoang dã "vô thường": lúc nào cũng chật vật lo sinh tồn, sống nay chết mai, mỗi lần giao phối đều có thể là lần cuối hay cơ hội duy nhất có thể để lại gen của mình, nguyên tắc là "anh ít khi làm, mà làm là phải trúng!".



Khi túi khí xẹp thì mảng màu đỏ thật sự
không đáng kể
Một số những tấm hình ấn tượng nhất của một số loài chim được chụp lúc chúng đang biểu diễn những mảng màu rực rỡ để thu hút chim mái hoặc "khè" những con chim khác - bình thường khi không chủ động "show hàng", những con chim này sẽ có cách giảm tối thiểu nguy hiểm: 

1. Giấu chúng đi: chim đen cánh đỏ giấu cầu vai đỏ còn prairie chicken làm xẹp những túi khi dưới lớp da đỏ. 







Chim manakin trống
2. Đi thành nhóm: chim manakin trống cam lè vàng khè đi thành nhóm láo nháo như gánh xiếc vừa đi vừa giương oai diễu võ để thu hút chim mái dĩ nhiên không phải một kiểu ngụy trang. Nhưng lũ chim này vừa nhỏ lại rất nhanh nhẹn, đi nhóm bấy nhiêu con lại có gấp đôi số mắt để dòm chừng nên chúng chẳng sợ bố con thằng nào!









Sẻ vàng Mỹ
3. Ngoài ra, chìm trong của nhiều loại như sẽ vắng (goldfinch) còn trút bỏ bộ lông sáng sủa dễ chuyển sang màu tối như chim mái ngay sau mùa sinh sản.














chim tu-căng
4. Những chim như vẹt đuôi dài (macaw) & tu-căng (toucan) nhờ kích cỡ lớn lên khó bị ăn thịt, kiểu "Tui bự tui có quyền!". 









Mặt ngu vậy chứ hổng có hiền đâu
à nghen!
5. Nếu ai đã từng thử bắt hay chọc một con két (vẹt) thì mới biết cái cảnh: chúng bay rất giỏi, cái mỏ có khả năng phá vỡ những cái vỏ hạt siêu cứng đó mà quất vô đối thủ cũng không hề nhẹ và lũ chim thì không tiết kiệm cái "vốn tự có" này một chút nào! Với những thú săn mồi (trừ người) dựa chủ yếu vào sức thì chim không hề là một mục tiêu dễ bắt dù chúng có dễ thấy!




Ngoài ra, chúng ta còn có chọn lọc sinh sản (sexual selection): 
                 
                Cũng như phụ nữ thích đàn ông bảnh bao, điều đó có nghĩa anh ta biết/có điều kiện kinh tế/có thời gian để chăm chút cho bản thân & rất có thể là anh ta biết/có điều kiện kinh tế/có thời gian để chăm chút cho mình &con cái, chim mái thường có khuynh hướng chọn chim trống có màu lông sặc sỡ, với chúng đó là biểu hiện của bạn đời tốt. Sở hữu &duy trì một một bộ lông mướt đẹp không hề dễ dàng, con trống đó ngoài gen tốt phải có sức khỏe tốt, phải có đủ dinh dưỡng (= khả năng kiếm ăn tốt, nhớ rằng chim chóc thường kết đôi nuôi con nên trong khi con mái ấp trứng thì khả năng kiếm mồi của con trống trở nên tối quan trọng)... ngoài ra con trống càng đẹp thì chứng tỏ bố con trống càng đẹp & có tiền sử sinh sản thành công, con mái kết đôi với trống đẹp sẽ tạo ra được những con trống con đẹp, tăng khả năng duy trì gen của mẹ đến nhiều đời sau. Đây là chọn lọc sinh sản, kết quả thường tạo ra loài đa hình: đực và cái khác xa nhau (như chim công, gà, uyên ương) – dám cá danh sách những con chim đẹp nhất thế giới đa số chụp hình chim trống làm đại diện và giấu biệt ảnh lũ chim mái độc một màu nâu. Bởi vậy, ta nói : “Đằng sau vẻ đẹp lộng lẫy lẫm liệt của một con gà trống là một con gà mái xấu lạ”

4. Về kết luận của tác giả:
           Đặt ngược lại, giả sử phần trên tác giả nói là đúng, màu sắc sẽ làm cho chim bướm dễ bị ăn thịt hơn và giả sử luôn là đúng là chúng chỉ có thể là tác phẩm của một 'Đấng Toàn Năng' nào đó. Vậy, chẳng phải rõ ràng Đấng này là một nhân vật rất khát máu sao? Tạo ra chim chóc ong bướm với những bộ cánh sặc sỡ chỉ để rồi chúng sẽ trở thành những miếng mồi vừa ngon vừa đẹp lại vừa dễ dàng. Thay vì trầm trồ & ca ngợi, phản ứng của chúng ta nên là ghê tởm và sợ hãi một kẻ thích nhìn con cái của mình bị những đứa con khác tàn sát. Còn nếu chúng ta biện hộ cho Đấng này bằng những lý luận ở trên, thì có vấn đề gì với tiến hóa?

Bắt tay vào lấp lỗ cuối cùng, số 6!!!!!!






----
(1) Our ancestors walked from East Africa to Novaya Zemlya and Ayers Rock and Patagonia, hunted elephants with stone spearpoints, traversed the polar seas in open boats 7,000 years ago, circumnavigated the Earth propelled by nothing but wind, walked the Moon a decade after entering space – Carl Sagan, Pale Blue Dot.


(2) Chim Vùng Nhiệt Đới Ở Châu Mỹ: Giới Thieu Ve Tap Quan, Sinh San & Su Da Dang
Đây là sách hướng dẫn vô rừng tìm chim, chẳng phải sách của "tín đồ tiến hóa" việt để mị dân!
(2.1) "Although... scenery"
(2.2)"Hermit... themselves"
(2.3)"In a...everywhere"
(2.4)"Almost...'disappear' "
(2.5)"Concealing color...a bird's shape"


26 tháng 10, 2013

[Từ blog Sinh học] Sách Nguồn Gốc Các Loài - Charles Darwin, tiếng Việt

Mong mỏi rất lâu cuối cùng cũng có người scan cuốn sách đươcc xem là bắt buộc phải đọc (a must-read) với người yêu khoa học mà lại quá ít người đọc :) vì mãi tới gần đây nó mới được dịch và xuất bản mà giá sách giấy quá chát (135 ngàn >"<).

Thay mặt toàn thể người yêu khoa học nói chung và người yêu sinh học nói riêng, cảm ơn (các) bạn đã thực hiện ebook này.

EvoLit cũng đại diện xin lỗi nhà xuất bản! Tôi rất thông cảm với những khó khăn & tốn kém của việc phát hành sách, nhưng xét:
1. Điều kiện của HS-SV Việt Nam
2. Sự thật là Charles Darwin đã mất trên 70 năm và theo luật bản quyền của Anh, tác phẩm của ông thuộc phạm vi công cộng (public domain): "khi bản quyền hay sở hữu trí tuệ hết hạn, công trình sẽ thuộc phạm vi công cộng và có thể được sử dụng không bị hạn chế bởi tất cả mọi người." (EvoLit hiểu NXB vẫn nắm quyền sở hữu bản dịch của tác phẩm).
2. Tinh thần truyền bá tri thức nhân danh ngài Darwin quá cố

Vì những lý do trên, tôi xin chia sẻ cuốn sách này & hy vọng bạn nào có điều kiện thì hãy mua sách để ủng hộ NXB. Riêng tôi sẽ mua và tặng lại cho thư viện trường đại học sau khi đọc xong :).

Tải và đăng lại từ blog Sinh học:
Sách Nguồn Gốc Các Loài - Charles Darwin, tiếng Việt
Pass: blogshinhoc

Sách tiếng Anh thì mọi người có thể tải không cần lo bị túm gáy ở đây :), thuộc dự án sách Gutenberg

18 tháng 10, 2013

Những lỗ hổng khổng lồ tưởng tượng trong thuyết tiến hóa 4 - Nguồn gốc cấu trúc mới

Phần 4 của loạt bài Những lỗ hổng
EvoLit, Gộp 1 phần lỗ số 3 vào lỗ 4 khi thấy lỗ 3 quá dài so với lỗ 4 & 2 phần này cũng có liên quan nhau.
Toàn bộ lỗ số 4 có thể đọc ở dưới đây, 
4-Lỗ hổng về nguyên ủy của cấu trúc mới:
Ai cũng biết muốn có một tác phẩm nghệ thuật từ một miếng gỗ, một miếng nhựa, cũng phải mất thời gian chau truốt. Theo Darwin, chỉ vì “nhu cầu cạnh tranh để sống còn” mà các sinh vật phải tự biến hóa cho hợp với môi trường. Con chim cánh dài vì không còn bay được ở Nam cực nên tự “cắt cụt” cánh đi để đi bộ! Con chim có mỏ ngắn, vì không thể gắp đồ ăn ở chỗ có nhiều đá sỏi, nên tự dài thêm cái mỏ cho đủ để gắp mồi giữa các khe đá! Con rắn con vì không thể chạy nhanh trong sa mạc, nên tự mọc bốn chân lên cao để chạy cho lẹ!
Ở Việt Nam ngày nay, có phong trào kéo dài chân ra cho cao lên. Kẻ muốn cao lên phải chịu cưa xẻ đau đớn khiếp đảm trong các cuộc giải phẫu gọi là “kéo xương”. Tuy ý muốn của những người này lên tới cực đại, chấp nhận thương đau để được dài thêm, cao hơn, nhưng hỏi ai có vì “muốn, mong” như thế mà tự nhiên chân dài ra không? Có người nào vì đói quá, muốn có một thức ăn để qua thời, tự nhiên biến hóa tay chân mình thành những dụng cụ kiếm cơm?

Vậy mà Darwin cho rằng vì “nhu cầu cạnh tranh để sống còn” mà mọi sinh vật “phải” tự tìm cách thay đổi diện mạo, mầu sắc, và cấu trúc của cơ thể cho hợp với môi trường (natural selection process)! Người ta có thể chấp nhận trường hợp một kẻ bị nhốt dưới sâu, thấy một khe hở có ánh sáng trên cao, thì cứ cố với tay lên cái khe hở đó, lâu ngày thì cánh tay ấy dài hơn cánh tay không với. Nhưng chỉ có thế mà thôi, nghĩa là phải nỗ lực trong một số điều kiện, chứ không phải chỉ “muốn” là lập tức có biến hóa.

...nhưng toàn bộ ý của nó lại ở trong 1 đoạn trích của lỗ số 3!

Đã bao nhiêu chứng minh được trình làng, nhưng kết cục, không một nhà bác học nào có thể khẳng định chỉ vì “nhu cầu để sinh tồn”, vì “ước muốn sống còn” mà “tự nhiên” các sinh vật biến thái tốt hơn, hợp lý hơn với môi trường mới. Thực tế, con người, cho dù với ý chí mạnh gấp ngàn lần con vật, trong nhiều môi trường nguy hiểm muốn thoát thân hay muốn hội nhập với môi trường mới để sống còn, cũng đành bó tay chịu chết mà không thể biến hóa được một ly trên ngón tay, ngón chân, trên da, trên thịt, hay tại đầu, cổ…
Không có vấn đề gì với một nhà văn thiếu kiến thức về sinh học, nhưng bất cứ ai phố biến kiến thức khoa học cho người khác mà không nghiên cứu kĩ những gì mình viết, vô trách nhiệm với người đọc đều khó lòng tha thứ. Một người có thể mặt dạn mày dày mà lên án tiến hóa khi chưa đọc một nhúm tài liệu về tiến hóa giản lược trong SGK vỡ lòng sao? Tiến hóa theo “nhu cầu”, theo “ước muốn” của bản thân sinh vật hoàn toàn là theo thuyết Lamarck, đã bị chối bỏ từ lâu. Theo thuyết Darwin, cái nền của học thuyết TH đang được chấp nhận, sinh vật chịu áp lực của chọn lọc tự nhiên (CLTN) con nào thích nghi thì sống. Để giải thích ngắn gọn xem VD sau:
Theo Lamarck, tổ tiên hươu cao cổ vốn có cổ ngắn, khi khí hậu biến đổi, những cành cây thấp hiếm dần, các con hươu muốn sống phải nhón cổ lên từ đó cổ cao dần và hình thành cả quần thể hươu cổ dài. Những con vật này lại truyền những đặc điểm đã có được trong đời sống cho con cháu vì thế sinh ra toàn hươu cổ dài. Nghe đã thấy không hợp lí, vì người bị chặt tay vẫn sinh ra con lành lặn. Vậy tác giả thật sự nghĩ KH thế kỉ 21 dạy cái này?
Còn Darwin cũng cho rằng tổ tiên hươu cao cổ vốn có cổ ngắn, cũng cho rằng có hươu cổ dài vì khí hậu biến đổi, những cành cây thấp hiếm dần nhưng cách lí luận của ông hoàn toàn khác. Luôn có một độ đa dạng, dao động nhỏ về độ dài cổ hươu trong quần thể gốc, cũng như người có cổ dài cổ ngắn. Không với tới lá cây, những con hươu cổ ngắn đành chịu chết đói, cổ dài hơn một chút, cao hơn một chút sẽ có lợi thế hơn một chút, hươu sống sót (=> nâng chiều cao trung bình, quần thể toàn những con cao) và truyền gen cổ cao của mình cho thế hệ sau. Cứ như thế, qua mỗi thế hệ thì cổ hươu lại cao thêm một chút và dần dần sẽ dẫn đến sự hình thành loài hươu cao cổ. Tóm lại: từ sự khác biệt có sẵn trong quần thể ==CLTN chọn lấy những cá thể thích nghi==> sống sót, chứ không phải muốn sống là được. Thực tế Darwin và các nhà sinh học không ai nói rằng muốn đột biến là được, lại càng không phải như phim, muốn tiến hóa biến cái vù là có như Pokémon!
Nếu tác giả còn không phân biệt được thuyết Darwin và thuyết Lamarck thì “thô thiển” là một từ rất "nói giảm nói tránh" để miêu tả những “nhận định” của tác giả!

Nguy hiểm hơn, với nền tảng kiến thức đó mà tác giả thay mặt cộng đồng khoa học mạnh mồm tuyên bố thuyết tiến hóa cho rằng tự sinh vật tự tiến hóa trong cuộc đời của nó, như con chim cánh cụt tự "cắt cụt" cánh, con chim tự kéo dài mỏ con rắn tự mọc chân??

Cơ chế để mỏ chim dài ra và cánh cụt dần có thể giải thích giống như cổ hươu. Còn với rắn thì tác giả cần phải nghiên cứu kỹ về tiến hóa bò sát hơn, vì theo thuyết tiến hóa, bò sát không chân là hậu duệ của bò sát có chân. Sau này EvoLit sẽ có bài đăng kỹ hơn về tiến hóa của rắn. Tạm thời, một lỗ tưởng tượng nữa đã được lấp đầy :).

Đón xem lỗ số 5 :)

10 tháng 10, 2013

Những lỗ hổng khổng lồ tưởng tượng trong thuyết tiến hóa 3 - Lỗ Hổng Về Di Truyền?

CHỜ CHÈN HÌNH, SỬA NỘI DUNG
Phần 3 của loạt bài Những Lỗ Hổng

3-Lỗ hổng về di truyền “genetic”: Khi cho rằng có những đột biến từ đơn bào sang đa bào, thì đã chứng tỏ chẳng hiểu gì về sự di truyền với “genes” cả, cũng như cầm một miếng thủy tinh trong vắt rồi bảo nó tự biến thành một căn nhà chọc trời với hàng vạn miếng kính. Từ nhiều thập kỷ qua, con người đã hiểu rằng “genes” hay “nhiễm thể mang tính di truyền” trong tế bào chính là yếu tố tạo nên con người và nhân cách.

Khoa học di truyền (Genetics) ra đời chính thức vào năm 1900, Darwin mất vào năm 1882. Vâng, Newton (1642 - 1727) cũng chẳng biết gì về thuyết tương đối, thành tựu vật lý ấn tượng của thế kỉ 20 cả, hãy cùng nhau gọi Newton là dốt vật lý!
Không nên so vật sống với vật không sống. Thủy tinh ai cũng biết là một sản phẩm nhân tạo, một vật liệu vô sinh không có khả năng tự nhân đôi, không có chứa những biến dị/sai lệch/khác biệt sau mỗi lần nhân lên và không chịu áp lực để loại bỏ những cái không thích nghi và giữ lại, phát triển những cái thích nghi; thế thì làm sao, làm sao có thể đem nó so với một phân tử sống như ADN? Trong giới hạn những gì chúng ta biết, không có gì giống với sự sống ngoài bản thân sự sống cả, vậy thì, chỉ nên so con này với con kia, so cây và con, so loài to và loài nhỏ v.v... và dù có so như thế, “mọi so sánh đều là khập khiễng”.

“genes” hay “nhiễm thể mang tính di truyền” … Chỉ cần một “gene” đột biến, các tế bào rối loạn, và con người chết vì chứng bệnh gọi là “ung thư” ngay. Vậy, làm sao mà có đột biến “gene” từ một con này sang con khác?
Khi nói như thế này, có thể thấy sự mơ hồ trong kiến thức của tác giả (rất tiếc, qua bài viết này, các bạn có thể thấy đây không hề là trường hợp cá biệt viết về tiến hóa hay khoa học mà lại dốt đặc hay cố tình bóp méo, xuyên tạc). 
  1. Nhiễm thể & ADN: Khi viết như trên, người viết có thể đang hiểu lầm “nhiễm thể mang tính di truyền” là giải nghĩa của chữ “genes”, điều này là sai về di truyền rất nặng. Một gene là một đoạn ADN, ADN cuộn xoắn cùng với protein mới ra các nhiễm sắc thể nên không thể đánh đồng gene & nhiễm sắc thể.
  2. Chỉ cần một gene đột biến mà có thể thành ung thư mà tới chết ngay?
Motoo Kimura, ai đã học thuyết tiến hóa
trung tính mà chưa biết mặt tác giả thì biết rồi đấy :)
Nhờ khả năng tự sửa lỗi, chỉ có một phần triệu cơ hội có đột biến tới đời sau, tuy nhiên, do bộ gen của chúng ra rất lớn nên bản sao nào cũng sẽ có một vài khác biệt. Có những đột biến gây hại, có những đột biến có lợi, nhưng
 đại đa số các đột biến là trung tính, đây là kiến thức căn bản trong SGK
Sinh 9, trang 63: “Đa số các đột biến tạo ra các gen lặn. Chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong điều kiện thích hợp”=> không phải cứ đột biến một gen là lăn đùng ra ung thư ngay; SGK Sinh Nâng Cao lớp 12 trang 147 ghi: “Kimura (1971) dựa trên các nghiên cứu về những biến đổi trong cấu trúc của các phân tử protein đã đề xuất quan niệm đại đa số các đột biến ở cấp phân tử là trung tính, nghĩa là không có lợi cũng không có hại” ADN là một phân tử, gen nằm trên ADN =>đột biến (đb) gen là đb ở cấp phân tử, NST ở cấp độ tế bào, đúng là đb NST thì ảnh hưởng sức sống nghiêm trọng, nhưng NST khác gen, đa số đb gen không hề gây hại! Bằng chứng là Harris (1970) nghiên cứu 59 mẫu biến dị của hêmôglôbin trong máu người thì hết 43 mẫu (73%) không có ảnh hưởng gì. 

Một nghiên cứu năm 2011 giải mã trực tiếp bộ gen người ước tính mỗi chúng ta khi ra đời đều mang 60 đột biến và chúng ta vẫn ngồi đây đấy thôi! (nghiên cứu trên tờ Current Biology thậm chí còn cho thấy mọi người trong chúng ta đều có 100-200 đột biến gen (nguồn)!), Ung thư là bệnh vô cùng nguy hiểm, nhưng không p Ung thư là bệnh vô cùng nguy hiểm, nhưng không phải dễ mắc, ở quốc gia có tỷ lệ ung thư cao nhất (Đan Mạch) thì cũng phải 1000 người mới có 3 người mắc! Ung thư là tập hợp những tế bào sinh sản vô tội vạ và bắt các tế bào khỏe mạnh trả giá, muốn làm được như thế, tế bào ung thư phải vượt qua được những hàng rào bảo vệ gắt gao trừ khử thẳng tay những phần tử gây hại, và nó cũng không thể lớn nếu không tạo ra được những mạch máu nuôi thân và những điều này thì cần nhiều yếu tố hơn là chỉ “một gen đột biến”!
3. Con” không phải là một khái niệm khoa học.
Chữ “con” với đa số mọi người rất mơ hồ, chỉ cần thứ đang sống ấy nó không phải cây cối thì là con; cả những thứ vô tri cũng có thể là con: con sông, con sóng... nhưng cái hồ, cái thuyền, dường như chỉ cần nó nhúc nhích, di chuyển mà thôi đã được gọi là 'con'. Khi người ta nghĩ tới con này hoặc con khác, người ta thường nghĩ tới những sinh vật rất khác nhau, con trùng roi, con người, con cá voi, con giun, con dế... . Dĩ nhiên, khi liên tưởng những sinh vật khác xa như thế, chuyện “con” này chuyển này “con” kia trở nên cực kỳ vô lý. Nhưng đây lại chỉ là một chiêu gài khác của tác giả thôi. Khi bàn về khoa học, hãy dùng khái niệm khoa học: “loài”, và mọi thứ sẽ sáng tỏ. “Loài” là tập hợp những sinh vật có khả năng giao phối tạo ra đời con hữu thụ (nghĩa là không bị vô sinh), cách ly sinh sản với loài khác. Theo khái niệm này, dù khó tin đến đâu, bề ngoài không phải là cái để phân biệt giữa “con” này với “con” kia mà là khả năng sinh sản.


Mà lại biến từ con khỉ xấu xí thành con vật xinh đẹp và thông minh như con người?
Tiêu chuẩn của bộ tộc Padong

Mèo khen mèo dài đuôi”. “Con người vô cùng xinh đẹp” - ai nói? Con người =)). Trong mắt một con cá sấu, con người có đẹp không? Tác giả quên 2 điều: 1.Con người chỉ đẹp theo tiêu chuẩn “người đẹp” của con người, một trong số rất nhiều tiêu chuẩn về cái đẹp. Cùng là cây mà bon sai muốn gọi là đẹp thì dáng cây phải “Cổ - Kì - Mĩ”, hoa lan lại có tiêu chuẩn khác; con cá la hán đẹp là ở cái đầu và hoa văn trên thân, còn cá vàng demekin thì mắt lồi ra mới là đẹp. Những nền văn hóa khác nhau cái đẹp cũng khác, Á Đông mình da trắng môi hồng là đẹp mà bọn Tây nó lại bỏ cả đống tiền đi phơi nắng cho rám; Bộ tộc Padong kéo cổ dài với bộ tộc Surma nận nguyên cái dĩa vô môi mình nhìn thấy sợ mà bên đó họ thấy đẹp. Tiếng Anh có câu “Beauty is in the eye of the beholder” là đẹp xấu tùy mắt nhìn. Ngay cả con người với những vật gần gần nhau và giữa người với người mà còn có cái nhìn khác nhau thì quan điểm cái đẹp của các loài sao giống được? 2. Và đại đa số chúng ta thực ra đều không xinh đẹp theo tiêu chuẩn của chính chúng ta! Người mẫu , diễn viên, ca sĩ nào đó đẹp, cô gái nào đó đẹp nổi bật thu hút mọi ánh nhìn trên đường... cái đẹp luôn luôn là hàng hiếm, luôn luôn thuộc về thiểu số, luôn luôn là cái gì đó cả xã hội khao khát nhưng sẽ chỉ một nhúm người có được nên đẹp không phải đặc điểm riêng hay chung của loài người.
Mắt thẩm mỹ của họ kém hơn chúng ta?
Không hề! Họ chỉ... ờ... khác biệt

Thật ra là tác giả qua lỗ số 2 & 3 đang nói “Tôi thấy mình quá đẹp, quá giỏi, quá hoàn hảo nên tôi không thể chấp nhận mình tiến hóa từ con khỉ!”. Rất tiếc, chưa được sự đồng ý của tác giả Trái Đất nó đã hình phỏng cầu và quay quanh mặt trời rồi. Sự thật là sự thật, không cần đến sự chấp nhận của bất cứ con người nào và dù có làm cho ta khó chịu, ấm ức.

Vì sự phức tạp của DNA như vậy mà khoa học gia hiện đại không thể chấp nhận lý thuyết có sự biến thái toàn bộ DNA từ một con vật này qua con vật khác được.”
Như trong bài “Kiến thức kinh hoàng” có nói, ADN không hề, không cần và không bao giờ biến thái toàn bộ từ con này qua con khác. Sự khác biệt nằm ở việc tích lũy đột biến có lợi.

<MỘT PHẦN CỦA LỖ SỐ 3 ĐÃ ĐƯỢC CHUYỂN QUA LỖ SỐ 4>
Trong những năm cuối của thế kỷ 20, nhiều nhà khoa học đã cố chứng minh rằng DNA có thể chuyển biến qua “gene flow” (sự giao phối giữa hai con tương cận) và “genetic drift” (sự chuyển biến của nhiễm sắc thể) theo “nhu cầu để sinh tồn”.

E hèm!Gene flow (hay là gene migration) là “di nhập gen”, sự chuyển các alen từ quần thể này sang quần thể khác. Genetic drift là “biến động di truyền” sự biến đổi tần số alen trong quần thể (Ôn bài ngắn ở đây). Dù sự sai lệch nghiêm trọng về thuật ngữ này vô tình hay cố ý, tác giả đã đưa cái này lên mạng và người ta đã đăng lại nó khắp nơi và những sai lệch này đã lan khắp nơi, tác giả có cảm thấy có lỗi?

Thực tế, có nhiều dân tộc, sau một thời gian chống trọi (sic) với thiên nhiên khắc nghiệt, đã biến mất không để lại một dấu tích gì. Thực tế, có nhiều cuộc giao hoan giữa hai giống tương cận, nhưng phần đông con vật được sinh ra (offsprings) đã chết ngay khi chào đời, trừ Ngựa + Lừa = La, và một số ít con vật khác.
Đó là CLTN: 99% những loài từng tồn tại trên Trái Đất nay đã tuyệt chủng! Điều này cho ta biết điều gì? Rằng CLTN không đảm bảo cho bất cứ loài nào một cái gì hết, con người cũng không phải ngoại lệ! Khủng long đã thống trị Trái Đất trong hơn 60 triệu năm rồi cũng đã ra đi, còn lại hậu duệ là mấy con gà con vịt! Vậy thì có lí do gì để con người, với chỉ vẻn vẹn 500.000 năm lịch sử cho rằng ta đây số 1, không thể thất bại hay tự đắc với tài trí của mình?
Thực tế, có nhiều cuộc giao hoan giữa hai giống tương cận, nhưng phần đông con vật được sinh ra (offsprings) đã chết ngay khi chào đời Mang thai và sinh con là quá trình tốn nhiều năng lượng, cực khổ sinh ra rồi chết ngay thì rất là không tốt. Đa số các loài cách li trước hợp tử, tức do chênh lệch mùa sinh sản, không tương đồng về cơ quan/ tập tính sinh dục giữa các loài nên giao phối không xảy ra, còn nếu để thụ tinh thì thường hợp tử chết ngay hoặc sinh ra con yếu ớt hoặc bất thụ.
trừ Ngựa + Lừa = La, và một số ít con vật khác. Chỉ cùng loài hoặc cùng chi mới có thể sinh sản. Con cọp (Panthera tigris) và sư tử (Panthera leo) cùng chi Panthera nên có thể tạo ra liger và tigon (lai thuận nghịch); Lừa (Equus africanus asinus) và ngựa (Equus ferus caballus) cùng chi Equus nên cho ra được con La và Bácđô... Những con này cùng chi nhưng việc sinh sản hết sức khó khăn, con lai tạo ra còn bất thụ. 
Người (đực) + Khỉ (cái) có thể cho ra sinh vật nửa người nửa khỉ. Những bộ xương Người-Khỉ mà các nhà khoa học đào được có thể là kết quả của các cuộc giao cấu giữa Người (đực) và Khỉ (cái). Ngược lại, Người (cái) + Khỉ (đực) thì không bao giờ sinh sản. Rất nhiều trường hợp Khỉ dã nhân hiếp dâm phụ nữ, nhưng chưa nghe nói người bị hiếp dâm có thai (?). Tìm khắp nơi không thấy tài liệu uy tín nào nói tới vụ người lai “khỉ” thành công. Duy chỉ có Ilya Ivanovich Ivanov từ năm 1924 đến 1930 đã từng làm thí nghiệm cấy tinh dịch người cho tinh tinh cái và ngược lại (bằng công nghệ thành công mỹ mãn trong việc gây giống ngựa), tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất. Kết cục thất bại. Thông tin về các thí nghiệm của Ilya Ivanovich Ivanov có thể tìm thấy trên mạng, còn tác giả như thường lệ không có tài liệu gì chứng minh cho những "nhận định thô thiển một cách đầy tự tin" trên. Trong cộng đồng khoa học có tiêu chuẩn Sagan - Sagan Standard: "Extraordinary claims require extraordinary evidence" (Nhà thiên văn Carl Sagan) - Tạm dịch: "Khẳng định to cần bằng chứng vững", không có bằng chứng = nói suông.

Người hiện đại và khỉ không thể lai với nhau, kể cả bà con gần nhất là tinh tinh và Bonobo cũng không được vì con người (Homo sapiens) thuộc chi Homo và tinh tinh (Pan troglodytes) thuộc chi Pan, không cùng loài cũng không cùng chi, khả năng sinh được ra con thấp gần = 0. 

Tuyệt đối, không thể hình dung được Cá lên cạn, biến vây thành chân tay của Khỉ như trong thuyết Tiến Hóa đã trình bầy. Cá giao cấu với giống nào mà thành Khỉ? Câu hỏi này cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời.
Cho phép không dịch hình này :-"
Câu hỏi này đến nay vẫn chưa có câu trả lời vì các nhà KH không thể trả lời được. Khoan! Không trả lời, không hình dung được không phải vì thuyết tiến hóa sai mà là vì câu hỏi quá hoang đường! Thuyết tiến hóa nào nói cá giao cấu với giống XYZ thành khỉ? Thuyết tiến hóa nào nói vây cá biến trực tiếp thành chân tay của khỉ? Chắc chắn không phải là cái thuyết giảng dạy trong trường, không phải thuyết được cả cộng đồng khoa học thừa nhận! Giống như một người trông thấy một con gấu to, biết không thể làm gì được nó nên về nhà nện túi bụi một con gấu bông, vốn không thể tự vệ và sau đó huênh hoang rằng mình có thể tay không diệt gấu, người chống tiến hóa khi không đủ sức hay không có bằng chứng xác thực phản bác học thuyết tiến hóa của Darwin với cả nền khoa học đứng đằng sau, dựng lên những vu khống hoang đường tự biên tự diễn để quật ngã dễ dàng và lừa gạt người đọc!

Để xem thêm các vở kịch hài hước của NCTH, mời các bạn đón đọc lỗ số 4

21 tháng 8, 2013

[Sưu tầm]Những Ngụy Biện Chống Phá Thuyết Tiến Hóa - Trần Tiên Long

           Bài viết của tác giả Trần Thiên Long đăng trên sachhiem, rất công phu, tuy nhiên đến ngày hôm nay tôi mới biết đến sự tồn tại của nó chứng tỏ nó chưa được phổ biến xứng đáng. Vì lý do trên tôi quyết định trích đăng lại bài viết này, lược bỏ & sửa chữa các phần đã được đề cập trên EvoLit (các bạn có thể xem lại ở nguồn) cũng như các nội dung có thể gây xao lãng và bị lợi dụng để đánh lạc hướng tranh luận. Những phần EvoLit viết bằng mực xám. EvoLit đã đạt tới gần 3000 lượt xem (dù mấy chục trong số đó là mình hồi đặt blog làm trang chủ :">), dù rất khiêm tốn thôi nhưng cũng chứng tỏ là có chút tiềm năng, hy vọng sẽ đưa bài viết này đến với nhiều người hơn.

 ***

       A. Có Phải Tiến Hóa Chỉ Đơn Giản Chỉ Là Một Lý Thuyết? 

Người chống tiến hóa đả kích tiến hóa chỉ là thuyết chưa phải định luật từ đó tuyên bố rằng tiến hóa không có tính xác thực cao hơn các thuyết như Sáng tạo (Vạn vật do Chúa Trời tạo ra) và cũng không thể xem là sự thật. Ngộ nhận này được giải thích như sau:

 [...] Mục đích của lý thuyết là để giải thích, trong khi mục đích của định luật là để miêu tả. Bởi vì mỗi thứ được dùng để làm những công việc khác nhau nên lý thuyết không bao giờ trở thành một định luật. Nó phải đứng trên và bao trùm các định luật. Lý thuyết và định luật là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt. Đòi hỏi lý thuyết phải làm công việc của định luật là một đòi hỏi vô trí, chỉ có mục đích tung hỏa mù, dèm pha khoa học. 
Một lý thuyết được gọi là khoa học thì phải có các chứng cớ được xác định bằng các cuộc thí nghiệm, có thể lập lại bởi bất cứ người nào khác, để chứng thực là một lý thuyết có giá trị. Yếu tố chính yếu làm nên sự khác biệt giữa giả thuyết và lý thuyết là sự việc có thể kiểm chứng. Ngoài yếu tố kiểm chứng này, nó còn phải đưa ra được những tiên đoán rõ ràng và mạo hiểm. Nó liên kết các sự kiện của một vấn đề để giải thích sao cho phù hợp với những quan sát, và cuối cùng có thể đưa ra những tiên đoán rõ ràng, riêng biệt, và táo bạo.
Cho dù nó có thể giải thích mọi trường hợp quan sát, nó vẫn chưa phải là một lý thuyết khoa học khi nó không thể tiên đoán được những gì không thể xảy ra, ít ra là trên nguyên tắc.[...]
Xem thêm: Tiến hóa & thuyết tiến hóa trên EvoLit.

EvoLit: Khoa học dù ở bất kỳ đâu cũng không phải một nền dân chủ mà tất cả các thuyết đều bình đẳng. Thuyết nào có nhiều bằng chứng ủng hộ, giải thích được nhiều sự kiện thì được chấp nhận rộng rãi, được dạy trong trường, được dùng làm nền tảng cho các thuyết khác. Không thể tùy tiện gắn chữ thuyết vào một khẳng định vu vơ nào đó rồi đòi 'công bằng vì đều là 'thuyết' cả'! Khẳng định vũ trụ, trái đất và vạn vật được tạo ra bởi một đấng siêu nhiên, có thể đúng có thể sai, nhưng chắc chắn không phải là một học thuyết khoa học, vì không có cách nào chứng minh nó sai cả: đã nói là 'siêu nhiên', 'thần thánh' thì làm sao người trần mắt thịt như chúng ta hiểu được? Các thế lực ấy không chịu những định luật của tự nhiên, mà thế thì kiểm chứng bằng cách nào đây? 

Làm sao chứng minh được tiến hóa sai?
_Loạn toàn bộ trật tự các hóa thạch, VD: tìm thấy nhiều thỏ ở thời Cambri, toàn bộ hóa thạch người Homo sapiens ở đại Cổ Sinh chẳng hạn. Chúng ta không thấy sự sắp xếp lộn xộn như thế, mà cũng không thấy chúng ở cùng một nơi như thể một thế lực nào đó đã tạo ra chúng cùng một lúc; chúng ta thấy một chuỗi từ sơ khai đến phức tạp dần, dù nhiều loài (VD như các loài ký sinh) có đi ngược lại xu thế và tiêu biến bớt các cơ quan, thì xu hướng chung không thể chối cãi là lịch sử cho thấy một tiến trình rõ rệt. Cần nhớ, trật tự hóa thạch đã được xác định bởi rất nhiều nhà khoa học trước Darwin & trước tiến hóa, nên không có gì mờ ám cả.

_Những đặc điểm thích nghi chỉ hoàn toàn có lợi cho loài thứ 2. Có rất nhiều ví dụ một loài hưởng lợi từ một đặc điểm tiến hóa của loài khác - hội sinh (cá bám vào rùa biển để "quá giang") và ký sinh (tầm gửi), nhưng theo thuyết tiến hóa chúng ta sẽ không thấy, và sự thật là chúng ta chưa thấy, một loài tiến hóa chỉ vì một loài khác.

_Và dù các bạn chống tiến hóa ở có hay đem ra cười cợt và đòi trưng ra làm "bằng chứng tiến hóa", việc tự nhiên một con chó đẻ ra một con mèo, một con vật đầu voi đuôi chuột, khỉ đẻ ra người hoàn chỉnh với đầy đủ bộ gen người đặc trưng hay một con khỉ biến dần thành người hay con này biến thành con kia trong vòng đời của nó sẽ chắc chắn làm lung lay thuyết tiến hóa.

C. Có Phải Tiến Hóa Nghịch Với Định Luật II Của Động Nhiệt Học?

            Có một lối ngụy biện khác mà các NCTH hay sử dụng để chống phá thuyết tiến hóa. Họ bảo rằng không thể có tiến hóa vì tiến hóa thì nghịch với định luật thứ II trong Động Nhiệt Học (Thermodynamics). Định luật này định rằng entropy càng ngày càng tăng dần trong một chu kỳ không thể quay ngược (irreversible cycle). Trong chu kỳ này, entropy là năng lượng dư thừa, vô dụng, thất thoát, làm nóng một hệ thống. Entropy có thể được giải thích nôm na là năng lượng làm mức đo cho tình trạng hỗn độn này. Bởi vậy, tiến hóa một mình tự nó không thể làm tăng thêm tính tinh vi và phức tạp của các sinh vật. Điều mà họ không muốn nói thẳng ra là phải cần có Thiên Chúa tác động vào mọi loài thì mới có thể làm chúng càng ngày càng thay đổi để được phức tạp và tinh vi hơn. Nếu không có bàn tay tác động của Thiên Chúa thì, cứ theo định luật thứ II của Động Nhiệt Học, thế giới càng ngày càng phải hỗn độn hơn vì năng lượng entropy cứ tăng dần theo thời gian.

              Những NCTH khi áp dụng lập luận này chỉ càng chứng tỏ họ chẳng hiểu gì về Động Nhiệt Học. Mặc dù vậy, lập luận này lại rất thuyết phục đối với giới bình dân đại chúng không có kiến thức căn bản về khoa học.
Trước hết, nên hiểu rằng định luật thứ II không liên hệ gì tới mức độ phức tạp của một hệ thống hay của các loài sinh vật. Thứ đến, định luật này chỉ áp dụng cho một hệ thống khép kín (closed system). Nhưng trái đất này không phải là một hệ khép kín vì nó luôn luôn nhận năng lượng từ mặt trời. Áp dụng định luật thứ 2 của Động Nhiệt Học vào một hệ thống mở (open system) thì sẽ đưa đến kết quả hoàn toàn sai. [15]
Động Nhiệt Học là một bộ môn học năm thứ 3 của chương trình Kỷ Sư Cơ Khí (Mechanical Engineering) nên giới bình dân không có căn bản về khoa học không thể có thắc mắc về một vấn đề nằm ngoài khả năng của họ. Họ chỉ biết nghe và chấp nhận dễ dàng những lập luận sai lầm của những NCTH. Đó cũng là lý do dễ hiểu tại sao những người càng có nhiều kiến thức về khoa học thì họ càng chấp nhận thuyết tiến hóa dễ dàng hơn. Nghiên cứu thống kê năm 2009 của cơ quan PEW ghi nhận rằng có tới 97% các nhà khoa học chấp nhận con người và các loài có sự sống đều đã tiến hóa theo thời gian, trong khi chỉ có 32% đại chúng chấp nhận thuyết tiến hóa. [16]

D. Phải Chăng Có Những Thứ Phức Tạp Không Thể Đơn Giản Hơn (Irreducible Complexity)?

          Còn có một lối ngụy biện khác nữa cũng rất ăn khách vì được dựa vào khoa học, đó là lập luận cho rằng có những hệ thống thuộc sinh vật học phức tạp không thể đơn giản hơn, nghĩa là phải có nó như một toàn thể hệ thống chứ không thể có nó theo từng giai đoạn từ đơn giản tới phức tạp và tinhh vi hơn bằng tiến trình ngẫu biến và sự chọn lọc tự nhiên. Một hệ thống phức tạp không thể đơn giản hơn nữa vì nếu chỉ bớt đi một trong các phần tử cấu trúc của hệ thống thì sẽ đưa đến kết quả toàn thể hệ thống ngưng hoạt động. Có thể nói rằng đây là lập luận chính yếu của thiết kế thông minh và đã bị cộng đồng khoa học vất bỏ, [17] xem nó như là ngụy khoa học. [18]

1. Trong khoa học thực nghiệm
Ý niệm về sự phức tạp không thể đơn giản hơn nữa được dùng lần đầu tiên bởi Michael Behe, một giáo sư sinh hóa học. Ông định nghĩa rằng hệ thống phức tạp không thể đơn giản hơn là “một hệ thống gồm nhiều phần tử ăn khớp, tác động qua lại để đóng góp vào chức năng căn bản mà nếu lấy đi một trong những phần tử đó thì kết quả sẽ làm hệ thống ngưng hoạt động.” [19] Một trong các thí dụ Behe trưng ra như là bằng chứng để hỗ trợ lập luận này là thí dụ hệ thống flagellum được NCTH ưng ý và sử dụng nhiều nhất. Nhưng các nhà khoa học sinh hóa đã chứng minh rằng hệ thống flagellum thực sự có thể tiến hóa được, [20] và những thí dụ của Behe đưa ra chỉ là lối lập luận ngụy biện vì phải kêu gọi tới sự ngờ vực (appeal to incredulity). [21] Chính đó là Thượng Đế của các lỗ trống.
Description: http://giaodiemonline.com/2012/01/images/nguybien03.jpg
Hình 3: Biểu đồ flagellum được đăng ở nhiều trang điện báo chống phá thuyết tiến hóa
và ở tờ bìa của cuốn No Free Lunch của William Dembski.
             
           Flagellum được xem như là động cơ bám dính xung quanh màng vỏ của con vi khuẩn để kích hoạt con vi khuẩn hoạt động. Thông thường, người ta hay hiểu lầm vi khuẩn là những thứ ký sinh trùng ăn bám, có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định có nhiều loại vi khuẩn không những có lợi mà còn cần thiết cho các tế bào. Các vi khuẩn làm hại tế bào tiết ra một loại protein độc hại có thể xâm nhập qua màng vỏ của tế bào để giết tế bào. Một hệ thống có phận sự bài tiết chất độc, được gọi tắt là TTSS (type III secretory system), đã được các nhà khoa học khám phá, là một phần tử của hệ thống flagellum. Những thành quả do các nghiên cứu độc lập của các nhà khoa học vô tình đã phản bác thí dụ flagellum của Behe.

Description: http://giaodiemonline.com/2012/01/images/nguybien04.jpg
Hình 4: Cấu trúc của TTSS giống như phần cuối của flagellum ở hình 2.
          Sự giống nhau này chứng minh rằng flagellum còn có thể đơn giản hơn nữa mà vẫn hoạt động bình thường.
Như vậy, bảo rằng flagellum không thể đơn giản hơn đã mâu thuẫn với sự kiện là flagellum đã bị cắt bỏ để chỉ còn phần tử TTSS nhưng vẫn có thể hoạt động như flagellum. Một cấu trúc quá phức tạp được cho là không thể đơn giản hơn đã được đơn giản hơn nữa.
Vào năm 2005, trong vụ kiện Kitzmiller v. Dover Area School mà Michael Behe có dịp trình bày bằng chứng về sự phức tạp không thể đơn giản hơn, tòa án đã phán quyết “Quan điểm của Giáo sư Behe về sự phức tạp không thể đơn giản hơn đã bị phản bác bởi nhiều bài nghiên cứu của các đồng nghiệp và đã bị cộng đồng khoa học bác bỏ” [22]
EvoLit: Trong thời gian tới tôi sẽ dịch một số video về các hệ thống không thể đơn giản hơn nữa

2. Trong luận lý học
             Thực ra, lối lập luận dựa trên sự phức tạp không thể đơn giản hơn này chỉ là lập lại lập luận kêu gọi tới sự vô minh, nghĩa là chúng ta cứ việc mang một siêu sinh vật (Thượng Đế) ra một cách vô tội vạ để làm nguyên nhân cho những gì chúng ta chưa biết giải thích. Chẳng hạn, ngày xưa chúng ta chưa biết giải thích các hiện tượng sóng thần, núi lửa, động đất thì chúng ta có thủy thần, sơn thần. Ngày nay, những hiện tượng này đã được khoa học giải thích một cách tường tận nên chẳng còn ai tin vào sự hiện hữu của những thần thánh này. Đó chính là Thượng Đế của những lỗ trống, và các lỗ trống là những thứ không thể nào phủ lấp hết vì chúng ta cứ việc tạo thêm ra rất dễ dàng.

              Khi Machael Behe trưng ra thí dụ về hệ thốn phức tạp flagellum không thể đơn giản hơn nữa bởi vì nếu thiếu một trong những thành phần cấu tạo hệ thống thì hệ thống sẽ vô dụng, thì chúng ta chỉ có một sự phức tạp mà khoa học cần phải giải thích. Nhưng khi các nhà khoa học tìm ra hệ thống TTSS như đã trình bày ở trên thì tự nhiên chúng ta lại có hai sự phức tạp cần phải đối đầu. Cũng vậy, khi các nhà khoa học chưa giải thích được các lỗ trống của các xương hóa thạch chứng minh những thời kỳ chuyển tiếp của các chủng loại thì người ta phải dựa vào lập luận thiết kế thông minh để giải thích. Nhưng khi các nhà khoa học đã tìm thấy vô số những xương hóa thạch để giải thích những thời kỳ chuyển tiếp, kể cả những xương hóa thạch giải thích nguồn gốc của loài cá voi, thì các NCTH lại tiếp tục ồn ào dèm pha khoa học. Nếu trước đây chỉ có một lỗ trống cần phủ lấp thì bây giờ lại có tới hai lỗ trống cần phủ lấp. Và cứ như vậy thì khoa học sẽ đời đời chẳng có cách nào phủ lấp hết mọi lỗ trống.

            Lập luận dựa trên một siêu sinh vật để giải thích một điều chưa biết không phải là một sự giải thích đúng nghĩa, bởi vì mang một nguyên nhân quá phức tạp mà chúng ta không thể giải thích được (Thượng Đế) để giải thích một nguyên nhân đơn giản hơn càng làm cho điều chúng ta muốn giải thích tối tăm thêm. [...]

Richard Dawkins lý luận rằng: “Đối với tôi, điều quan trọng là, ngay cả nếu nhà vật lý cần qui định một tối thiểu không thể nhỏ hơn nữa, là thứ đã hiện hữu từ buổi ban đầu để vũ trụ có thể khởi sự, cái tối thiểu không thể nhỏ hơn đó chắc chắn phải đơn giản kinh khủng. Do định nghĩa, sự giải thích dựa trên những tiền đề đơn giản thì hợp lý và thỏa mãn hơn sự giải thích dựa trên những tiền đề phức tạp bắt đầu bằng một xác suất không thể xảy ra. Và bạn không thể có thứ gì phức tạp hơn một Thượng Đế toàn năng.” [23]

EvoLit: Nghiên cứu về vũ trụ, thiên nhiên ai cũng biết là đại sự lâu dài, là sứ mệnh khổng lồ nhất của nhân loại; việc này cần thời gian, công sức & đầu tư RẤT RẤT NHIỀU. Trong khi mãi gần đây chúng ta mới tạo ra được các trang thiết bị thô sơ (so với đối tượng nghiên cứu) để bắt đầu tìm hiểu thế giới quanh mình. Đòi hỏi phải có câu trả lời liền, ngay và lập tức (^^) là vô lý, mà vì không lấy được câu trả lời liền, ngay & lập tức  - vin vào cớ còn quá nhiều điều khoa học chưa biết - thì phải chấp nhận một câu chuyện siêu nhiên thiếu cơ sở lại càng vô lý hơn. Câu trả lời thành thật nhất vẫn là: chúng ta chưa biết, nhưng dựa vào những bằng chứng hiện có, học thuyết abc (thuyết tương đối, thuyết tế bào, thuyết vi trùng, thuyết tiến hóa) là lời giải thích hợp lý nhất cho hiện tượng xyz..


10 tháng 8, 2013

Phôi Học & Tiến Hóa

Qua loạt bài Tổng hợp về Haeckel

Phân tích so sánh nổi tiếng của Haeckel đc tạo thành từ những hình ảnh phôi ruồi giấm Drosophila cho thấy sự biểu hiện của gen trong quá trình phát triển phôi. Bức ảnh khảm này gồm 4,000 mảnh lấy từ kho dữ liệu 38,000 hình. NGuồn: Pavel Tomancak / MPI of Molecular Cell Biology and Genetics
VỀ PHÔI THAI & QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Các bạn nhìn LƯỚT QUA các hình phôi sau, cho biết con nào là con ngựa 6 tuần tuổi, con mèo 3 tuần tuổi, con người 7 tuần tuổi, con bò 6 tuần tuổi?

Sau khi đã đoán xong, bạn hãy kiểm tra câu trả lời ở đây. Mách nhỏ: đừng nhìn đầu đuôi mắt mũi, vì giai đoạn này gần giống nhau hết (vâng, người cũng có đuôi). Hãy nhìn vào CHI, đếm số 'ngón'.
Sau đó các bạn hãy nói cho tôi biết, lần này cho phép các bạn nhìn kỹ, cái nào mới là con người:
E.
F.


G.


Xin trả lời thật những gì bạn thấy, đừng cố suy nghĩ để 'đối phó chiến thuật' của tôi, bởi vì thật sự có một con người trong đây.
Nếu bạn có cùng suy nghĩ với tôi lúc mới nhìn bọn này, thì hình E nhìn giống con người ở hình D trên quá, hình G còn hoàn hảo hơn, còn hình F giống con ngựa.
*
*
*
*
*
*
*
*

Rất tiếc phải nói với bạn (mà nếu các bạn có nghĩ tới chiến thuật của tôi, thì chắc cũng biết rồi ;) ) F chính là con người (6 tuần tuổi, sự khác biệt 1 tuần tuổi với hình trên cũng lớn nhỉ?). E là cá heo, còn G, là một con … dơi, khó đoán nhỉ, ngay cả với hình ảnh chính diện của em nó:
Nguồn: trang web chuyên nghiên cứu về phôi của trường đại học New South Wales. Đây là một con dơi ở giai đoạn 16 – 50 ngày sau thụ tinh (dpc).
Bình luận: đem cái này đưa cho các bà bầu 7 tuần, bảo 'giai đoạn này con chị sẽ trông giống thế này (trông giống thế này chứ không phải con này nhé)', thế nào cũng có người khóc vì hạnh phúc. Cái nét 'người' của nó thật sự ấn tượng. Chỉ lùi lại 6 ngày thôi, ở giai đoạn 14, nó liền trở nên giống con ngựa và con người ở hình F. Các phôi được chuẩn bị theo truyền thống của Haeckel: phôi sạch, loại bỏ nhau & noãn hoàng, chỉ tập trung vào bản thân các phôi.
Dù những phôi thai này được chụp ở các độ tuổi khác nhau, nhưng không thể không làm thế vì thời gian mang thai/ấp trứng/chờ nở của các động vật có xương sống rất khác nhau nên việc chụp ảnh tại các thời điểm khác nhau khi các sinh vật ở cùng một giai đoạn là rất hợp lí. Giai đoạn nào? Giai đoạn đó là giai đoạn “mầm chi – limb bud”
“Cách động vật tạo ra các chi phức tạp & câu trả lời tùy vào từng loại động vật. Nhiều loài côn trùng & ếch trải qua một giai đoạn ấu trùng mà, dưới dạng sâu hay nòng nọc, chúng không có chân. Sau đó, chúng trải qua giai đoạn gọi là biến thái metamorphosis và cánh bướm hay chân ếch phát triển. Chim & thú hình thành chi trực tiếp & sớm, khi phôi chỉ dài khoảng ¼ inch (hay 0.64 cm). Các tế bào ở 4 địa điểm cụ thể trên cơ thể bắt đầu phân chia nhanh hơn các tế bào lân cận. Các tế bào mới hình thành những khối nhỏ gọi là mầm chi mọc ra từ cơ thể. [...Từ đó nhờ các tín hiệu hóa học, tế bào phân chia và hình thành hình dáng, các ngón rồi sau đó là xương, cơ & móng vuốt..., vâng, ngón có trước xương chi ;)...]”

    
              Các bạn - ở thời kì đỉnh cao nhất của khoa học con người - với những hình ảnh màu chụp rõ, hiện đại vẫn gặp khó khăn trong việc xem xét 'ai là ai', thì hãy nghĩ đến những trở ngại & hạn chế thời của Haeckel và thông cảm hơn cho những sai lầm và hiểu lầm của thế kỉ 19, và đừng lặp lại nó ở thế kỉ 21. Xin đừng đi khắp nơi bảo “Haeckel là lừa đảo”. Những người chống tiến hóa (NCTH) thường vin vào những hình vẽ chưa hoàn toàn chính xác của Haeckel để làm cho mọi người nghĩ rằng không hề có điểm tương đồng nào cả hay mối quan hệ tiến hóa không hề biểu hiện ở giai đoạn phôi, điều đó - chính mắt bạn thấy – mới là không đúng sự thật, cố tình lừa gạt người đọc. Cũng như giờ có người làm giả một bộ xương khủng long, điều đó bị phát giác thì không có nghĩa là khủng long chưng từng tung hoành trên trái đất này. Haeckel không phải là nhà phôi học duy nhất, phôi học và sinh học so sánh cùng những bằng chứng tiến hóa từ 2 ngành này không hề sinh ravà chết đi cùng ông. Cơ sở để kiểm tra tính đúng đắn của một học thuyết là những suy đoán được rút ra từ nó phải đúng, những bằng chứng của nó phải thuyết phục chứ không liên quan gì đến quan niệm/ đời tư hay đạo đức của những nhân vật liên quan hay cách diễn giải của nó gây nên vấn đề gì. 2 suy đoán căn bản của thuyết tiến hóa là: 1. Vì có cùng một tổ tiên, mọi sinh vật trên Trái Đất sẽ có chung nhiều đặc điểm. 2. Vì phải thích nghi với những môi trường sống khác nhau, mỗi loài sẽ có những đặc điểm riêng. Ở các tập trước của loạt bài Haeckel, tôi đã cho thấy trong phôi học, cả hai dự đoán trên đều đúng.

             Chỉ có một điểm mà nếu NCTH và bạn đọc nhìn nhận thì tôi đã không phải viết dài dòng như thế: Bằng chứng cho tiến hóa KHÔNG phải hình vẽ Haeckel mà là thực tế về sự tương đồng của các phôi thai.
 
        Trên EvoLit có câu trích dẫn nổi tiếng của một nhà tiến hóa hữu thần (ông này tin vào Chúa) : “Không gì trong sinh học có ý nghĩa trừ khi có ánh sáng của tiến hóa” - Theodosius Dobzhansky , là tựa đề của một bài phát biểu của ông với Hiệp Hội Các Giáo Viên Sinh Học Hoa Kỳ. Dù câu này có phần hơi tuyệt đối hóa, vốn là một điều không nên, ý của nó là tiến hóa làm sáng tỏ những lĩnh vực khác, những câu hỏi “vì sao”. 
          Dĩ nhiên môn sinh học hay tất cả các dạng tiền thân của nó đã đi hầu hết chiều dài của mình mà không cần đến tiến hóa và rất nhiều câu hỏi đã được trả lời, nhưng, như Dawkins viết, không có tiến hóa, sinh học chỉ là “tập hợp những dữ kiện lộn xộn” ("biology is a collection of miscellaneous facts"), chúng ta biết những sự thật, nhưng chúng ta không hiểu sâu tại sao. “Khủng long lần đầu xuất hiện vào kỷ Đệ tam”, nhưng vì sao ngay đó mà không phải sớm hơn? “Hóa thạch trải dài quá các tầng địa lý từ dạng đơn giản đến phức tạp dần lên”, tại sao lại có điều này, tại sao không thể tìm thấy hóa thạch gà thời Cambri? “Người có gen tạo đuôi, gà có gen tạo răng, cá heo có gen tạo chân” tại sao những sinh vật này lại có gen mã hóa những bộ phận chúng không có? “Người có chung 98% ADN với tinh tinh” và 50% ADN với chuối (chưa kiểm chứng :P), vì sao?... và rất nhiều câu hỏi khác.  

Thì câu này cũng suy ngược lại là, mỗi lĩnh vực của sinh học đều góp một phần giúp ta hiểu hơn về tiến hóa.

Để đọc kỹ hơn về bằng chứng tiến hóa trong phôi, xin xem lại P5 của chùm bài Haeckel

                                                                              *** 
 
         Để kết chùm bài về hình vẽ phôi Haeckel, tôi phải nói với các bạn điều này: trong thời kì bùng nổ thông tin trên internet ngày nay, dù các thông tin đến tay bạn dễ dàng hơn, việc chọn lọc cũng khó khăn hơn bao giờ hết vì đăng tải tin tức khoa học không còn là đặc quyền của những nhà KH, viện nghiên cứu, trường lớp có uy tín mà là của bất kì ai. Các bạn có biết thế nào là thông tin đúng/sai? Rất khó, người bình dân chỉ dựa vào cái “mẫu”: “trông/nghe nó có vẻ khoa học”. Những người tự gọi mình là “lề trái” hôm nay không còn chửi bới & nhạo báng khoa học chính thống, họ đủ thông minh để nhận ra cái uy tín tuyệt vời của KH và ngày nay, họ đã đi một nước cờ cực kì sáng suốt: đội lốt KH.
        Họ sẽ mặc lên mình bộ áo blouse trắng, gửi người đến các viện nghiên cứu 'xịn' học tập cốt để lấy những bằng cấp hoành tráng và sau đó dẹp chúng đi, không nghiên cứu gì nữa mà tập trung vào dùng uy tín từ những bằng cấp ấy mà 'phổ cập' những kiến thức chưa qua bình duyệt ở những ấn phẩm/cơ quan có chuyên môn. Lưu ý, bình duyệt (peer-review), chứ không phải kiểm duyệt (censorship), trong đó một hội đồng toàn những chuyên gia đầu ngành sẽ xem xét tính khoa học, hợp lí & chính xác của một công trình. Tuy một cơ chế bình duyệt như thế không phải hoàn toàn vô tư và hoàn hảo, nhưng nó là một cơ chế tốt nhất hiện nay mà giới khoa học đều công nhận.” (Đọc thêm về bài báo KH). 


        Vâng, và để đối phó với những chỉ trích này, họ sẽ tự lập ra những tờ báo trông y chang một tờ báo khoa học (dạng thức của báo KH rất dễ nhái, vì nó có chuẩn rõ ràng) để duyệt qua các bài ấy, dù chúng có thể chứa đầy những lỗi kiến thức, logic và những điều sai lạc mà những nhà KH đàng hoàng thường vạch trần. Nhưng với khả năng mọc lên như nấm sau mưa của chúng, ai mà phê bình hết cho nổi. Hậu quả là chúng ta đang có một thị trường thông tin thượng vàng hạ cám, mà phân biệt chẳng dễ dàng như trứng tươi trứng ung.

        Vậy, bạn cần làm gì? Bạn cần chọn lọc các nguồn tin. Đọc báo mạng, bạn chỉ nên đọc trang của các tờ báo có trụ sở nổi tiếng ở Việt Nam, VD như báo Thanh Niên. Mặc dù nội dung của nó có thể không hoàn toàn 'sạch' hết cả, nhưng cũng còn đỡ hơn là những tờ báo không gốc gác, không có gì bảo đảm về độ chính xác của thông tin. Hạn chế đọc các bài báo về “KH kì bí”, đọc cho vui thì cứ đọc, nhưng đừng tin vội, cho đến khi nào những điều đó đã được KH chính thống kiểm chứng và xác nhận. Ngây thơ lắm nếu nghĩ rằng môi trường KH không hề có chút bụi bẩn hay những mảng tối, những sự thật đáng buồn, và những cạnh tranh không lành mạnh... nhưng ít nhất những gì chúng ta thấy/học cũng đã phải trải qua những qui trình kiểm tra với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất trong lịch sử và nếu chúng ta không tin KH thì khó có thể tin cái gì khác. Vâng, có thể có nhiều cái đúng mà KH chưa có khả năng kiểm chứng được, nhưng các bạn cũng thấy trong một môi trường mơ hồ thế thì những thứ điên khùng mà thiên hạ chế ra có thể len lỏi vào dễ dàng như thế nào, vì thế sẽ là dại dột lắm nếu ai nói gì cũng tin.

         Có thể các bạn sẽ bị tụt hậu trong những buổi 8, các cuộc 'ăn khoai mì bàn chuyện chính trị' trong lớp, nhưng thà ta biết ít mà cái ít ấy nó đúng còn hơn chất vào đầu toàn những 'bí ẩn' thật ra toàn 'ý bẩn'. Chúc các bạn may mắn trên con đường khám phá thế giới:). 

Thân ái,
EvoLit

Cập nhật 19/07/2014: Một blogger người Ả Rập đã đăng tải 1 tấm ảnh về một phôi thai thỏ đã phát triển gần đầy đủ và hàng chục ngàn netizen Ả Rập khác đã chuyền tay nhau tấm ảnh này với thông điệp chống ... nạo phá thai, một lần nữa cho thấy sự giống nhau khách quan không thể phủ nhận giữa động vật có xương sống trong giai đoạn sớm
Cập nhật 31/5/2016: sửa ảnh lỗi

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Copyright 2012 - Evolit. Được tạo bởi Blogger.

Ảnh đại diện

Ảnh đại diện
Một ý tưởng thay đổi thế giới

Text Widget

EVOLIT LÀ THƯ VIỆN CÁC TÀI LIỆU VỀ TIẾN HÓA VÀ SINH HỌC

Hãy tìm đến:
Evolit.tk
Tienhoa.tk

Bất cứ khi nào bạn không truy cập được vào EvoLit, hãy nhớ www.sinhtienhoa.blogspot.com

Evolit ở chỗ khác

follow me on youtube

About Me

Căn bản

Bấm CC, chọn Vietnamese để xem phụ đề TIẾN HÓA LÀ GÌ?
BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
“Không gì trong sinh học có ý nghĩa trừ khi có ánh sáng của tiến hóa” - Theodosius Dobzhansky
“Không gì trong sinh học có ý nghĩa trừ khi có ánh sáng của tiến hóa” - Theodosius Dobzhansky

THÔNG BÁO DỜI NHÀ

Để tăng cường an ninh và tạo môi trường sạch đẹp hơn, EvoLit đã chuyển sang www.sinhtienhoa.wordpress.com , mời đồng bào sang ủng hộ. Blo...

Blog sạch

MyFreeCopyright.com Registered & Protected