29 tháng 4, 2012

Tổng hợp về phôi thai của Haeckel P4 - Về cuốn sách của Johanathan Wells

Bình luận: Sau một năm nhìn lại thì thấy đây là phần rối nhất, khó đọc nhất, mà lại nhiều người xem nhất!! Tự hỏi xưa mình lấy đâu ra sức mạnh để dịch & biên soạn nguyên bài này khi giờ đọc cho hết cũng không nổi?? Dành cả buổi 17/10/2013 soạn lại hết loạt bài Haeckel để cáo lỗi với bạn đọc vậy!


Johnathan Wells: "Icons of Evolution - Những biểu tượng của tiến hóa"

Chợt tôi nhớ về một bài viết tên: 9 mánh lưu manh của Vichoco trên diễn đàn lichsuvn.info
Tự nghĩ thấy thay Vichoco bằng “người chống tiến hóa” (NCTH) thì cũng ổn lắm!
5/ Mánh thứ năm : Tiền đề áp đặt
Hình thức : để thảo luận vấn đề thì ít nhất phải có một điểm xuất phát chung . Hai bên phải đồng ý với nhau một số tiền đề nhất định để triển khai ra thành quan điểm lập trường của mình . NCTH mặc nhiên đem những điều mà chúng xem là đúng lồng vào dòng tranh luận . Mục đích : người đối thoại không nhận ra điều này nên vô tình là bị rơi vào "hệ thống" suy diễn của NCTH.

Ví dụ một số tiền đề sai bét bèn bẹt nhưng NCTH áp đặt mặc nhiên bất cần lý lẽ :”
_Thuyết TH trong nay mai sẽ bị bác bỏ.
_Phôi thai Haeckel là giả 100%.
_Cộng đồng KH chưa bao giờ nghi ngờ Piltdown man cho đến khi nó bị lật tẩy.
_Thuyết TH là vô thần/Cộng Sản.
_Thuyết TH ủng hộ lối sống lang chạ, vô đạo đức.
…”

          Mà cứ nhìn các nguồn trong bài báo của tờ tin180 thì biết ;) www.arn.org một trang chống TH, cứ vào đi, sẽ thấy nó trưng biểu tượng của các bạn hữu: http://www.intelligentdesign.org/ (thiết kế thông minh ;) ), IDEA (Intelligent Design and Evolution Awareness ) center ; “Những sai lầm chết người “điều mà những người theo thuyết tiến hóa không muốn bạn biết”, “Cuộc chiến lâu dài chống lại Thần” (ấy, nguyên văn nó là “The Long War Against God”, ai cũng biết chữ god viết thường là “thần” nói chung nhưng chữ god viết hoa đầu God là danh từ riêng Chúa Trời của Do Thái – Ki-tô giáo. Dù được trình bày cả cái tựa đều viết hoa đầu, nhưng trong văn phạm tiếng Anh nếu ý là “thần” thì phải là against a god hay against the gods. Vì thế chỗ này phải dịch là “Cuộc chiến lâu dài chống lại Chúa Trời”, niềm tin Ki-tô giáo, mong muốn bảo vệ va trò sáng tạo của Chúa Trời chính là nền tảng của phong trào Sáng tạo luận chống TH ở Mỹ) Henry Morris chính là cha đẻ của thuyết Thiết kế thông minh (Rằng vạn vật được thiết kế ra bởi một thế lực có tư duy nào đó, dễ thấy đây chỉ là Sáng Tạo Luận sơn phết lại cho bớt màu sắc tôn giáo…); và cuốn sách “Icons of Evolution - những biểu tượng tiến hóa” của Wells

Cả chương sách của Wells đã đặt cái tiền đề “Phôi thai Haeckel là giả 100%” như thể đúng rồi và sau đó bắt đầu cáo buộc các nhà viết SGK tội thông đồng cấu kết. Nhưng trong bài trước tôi đã nói, các hình vẽ của Haeckel tuy không chính xác nhưng không phải lừa đảo, vì thế ngay cả khi các SGK có đăng lại thì cũng không có phải tội đáng muôn chết – chỉ là chuyện dùng tư liệu lỗi thời, nhưng thật ra thì các SGK đã làm tốt hơn thế. Trong khuôn khổ bài viết chỉ xin bàn về các SGK được đề cập trong sách của Wells ở Mỹ.

Lần trước do nhu cầu cấp bách phổ biến kiến thức nên chỉ nói về các hình vẽ Haeckel. Nay xin bàn về Haeckel trong sinh học so sánh, thuyết lặp lại hình thái và các sách vở liên quan.

Ernst Haeckel và sinh học so sánh:

Haeckel vừa là anh hùng vừa là nhân vật phản diện trong cộng đồng sinh học. Ông là một hình tượng nổi bật trong lĩnh vực giải phẫu học so sánh và lừng danh vì các cây phân loại, các hình minh họa giải phẫu, sự ủng hộ nhiệt tình cho thuyết TH và cá tính mạnh mẽ của mình.
Có lẽ ông cũng nổi tiếng, và cũng bị hiểu sai nhiều như thế, vì những nghiên cứu phôi học và lời tuyên bố rằng “sự phát sinh cá thể lặp lại sự phát sinh loài”, gọi là Định luật sinh-di truyền (Biogenetic Law, hay ở Việt Nam SGK gọi là định luật phát sinh sinh vật). Haekel tán thành quan điểm rằng nói chung TH diễn ra bằng cách đặt một sự tiến bộ mới lên trên cái cũ, như thêm các lớp bánh. Vì thế phôi thai của một sinh vật “cao cấp” sẽ trải qua (tái hiện) các giai đoạn trưởng thành của các dạng “sơ khai” hơn khi nó phát triển. Tuy nhiên, các quan sát lặp đi lặp lại về quá trình phát triển của những người khác như Wilhelm His, Walter Garstang, Wilhelm Roux, Adam Sedgwick, Gavin de Beer, v.v; xem Gilbert ed. 1991, hay Gould 1977 để biết cụ thế) rõ ràng cho thấy các phôi thai không trải qua các giai đoạn trưởng thành của các dạng thấp hơn; mà, chúng có nhiều đặc điểm chung trong quá trình phát triển. Đã nhiều thập kỉ nay không nhà sinh học nào chấp nhận Định luật sinh-di truyền. Nhiều trong số các công trình về quá trình của Haeckel đã không còn hiệu lực. Những hình vẽ của Haeckel đã bị nhiều nhà khoa học đưa ra các lí lẽ có lí để lên án là bị làm lệch lạc để phù hợp với các quan điểm có sẵn của ông.

           Bất chấp độ chính xác hay các định kiến của Haeckel, phôi học so sánh vẫn tiếp tục là trung tâm hiểu biết của chúng ta về TH. Phôi học so sánh cho thấy các cấu trúctrưởng thành khác nhau của nhiều loài động vật cóchung những tiền thân ở giai đoạn phôi. Các đặc điểm phát triển chung này cho thấy động vật có tổ tiên chung. Phôi học so sánh sâu hơn còn cho thấy những động vật gẫn gũi thực hiện một sự nhất quán trong hướng phát triển, đặc biệt ở những giai đoạn sớm, và có chung nhiều đặc điểm phát triển hơn những sinh vật xa nhau. Việc một số cấu trúc phôi thai như các túi hầu tồn tại ở tất cả các phôi động vật có xương sống nhưng lại phát triển thành các cấu trúc trưởng thành rất khác nhau cho thấy chúng cùng chung một tổ tiên mà phôi của nó có túi hầu (ít nhất là ở một giai đoạn phát triển nào đó). Theo cách này, những nét giống trong quá trình phát triển được kế thừa từ một tổ tiên chung là tương đồng, y như các xương trong các chi trưởng thành.

Về Johnathan Wells
           Johnathan Wells là một tiến sĩ sinh học phát triển. Trong phần giới thiệu sách Biểu tượng, Wells nói ông bắt đầu nhận ra những vấn đề trong thuyết TH khi đang “hoàn thành bằng tiến sĩ trong ngành sinh học về tế bào và quá trình phát triển” (Wells 2000:xi). Ông khẳng định với chuyên môn của mình ông biết rằng các phôi thai có trong sách là sai, không lâu sau đó, ông khẳng định những quan sát của ông được các nhà KH khác ủng hộ. Trước sự kiện mấu chốt ấy, ông nói “Tôi đã từng tin vào mọi thứ có trong sách” (Wells 2000:xi). Tuyên bố này mâu thuẫn với những tuyên bố khác của Wells. Theo như tuyên bố ở bài viết này ở trang web của Unification Church, ông ấy đã mang sẵn quyết tâm tấn công TH trước khi bước vào trường cao học: “ Những lời của Cha, những nghiên cứu và những lời cầu nguyện của tôi đã thuyết phục tôi rằng tôi nên dành cả đời để tiêu diệt chủ nghĩa Darwin…” và ông tin rằng điểm yếu nhất của nó là môn sinh học về quá trình phát triển “Tôi đã bị thuyết phục rằng phôi học là gót chân Achilles của chủ nghĩa Darwin; người ta không thể hiểu sinh vật TH như thế nào nếu không hiểu chúng phát triển ra sao. Năm 1989, tôi học chương trình tiến sĩ thứ 2, lần này học về phôi học và TH”. 

              Vậy việc nhà sinh học Wells chống TH không phải do một sự khám phá bất ngờ là một kế hoạch định sẵn. Nếu đặt vào cùng tiêu chuẩn gọi là lừa đảo như với Haekel thì đúng, Wells đã lừa đảo ngay trong những trang đầu tiên trong sách. Từ đó theo logic của Wells ta suy ra tất cả những người theo STL có từng trích Wells đều lừa đảo và bản thân STL cũng là lừa đảo? Viết cho bạn đọc coi chơi chứ quá khứ của Wells chẳng có nghĩa lí gì trong vấn đề Haekel hay TH cả, vì không như ngụy KH, KH chân chính xem xét bằng chứng và lí lẽ mà thôi, cùng xem các luận cứ của Wells.

Các lập luận của Wells:

1) Darwin khen Haeckel, Haeckel lừa đảo => tiến hóa là giả!?

Wells mở đầu chương bằng cách kể độc giả nghe về suy nghĩ của Darwin về phát triển & tiến hóa, dẫn khoảng 5 câu từ sách “Nguồn gốc” để cho ta thấy Darwin ủng hộ thuyết lặp lại hình thái. Wells nói Darwin không phải nhà phôi học nên phải dựa vào Haeckel. Ai quen thuộc lịch sử sinh học đều biết điều này vô lý. Mãi tới tận năm 1866 Haeckel mới xuất bản Generelle Morphologie (chỗ mà những hình vẽ bị chỉ trích xuất hiện), 7 năm sau khi cuốn Nguồn gốc ra đời. Wells khéo léo dẫn những lời khen ngợi của Darwin dành cho Haeckel trong bản 6 và cũng là bản cuối của Nguồn gốc sao cho người ta không nhận ra rằng Darwin khen Haeckel về các cây phân loại chứ không phải các phôi. Câu dẫn còn chẳng nằm trong mục Phôi của cuốn sách mà nằm trong mục phân loại, trong câu cuối Darwin khen Haeckel biết dùng các đặc điểm tương đồng ( bao gồm nhưng không chỉ có các đặc điểm trong quá trình phát triển) để phân loại sinh vật. Ý Darwin đang khen Haeckel khéo áp dụng học thuyết của Darwin ;).

Darwin đã viết trong Về nguồn gốc của các loài rằng GS. Haekel “đã mang kiến thức và năng lực to lớn của mình để đóng góp vào cái ông gọi là ‘phát sinh loài’, hay các dòng dõi di truyền của mọi sinh vật. Trong quá trình vẽ ra nhiều chuỗi ông đã tin dùng chủ yếu các đặc điểm giai đoạn phôi.’ ” (i)

          Cả chương về phôi học của Wells không chứa gì nhiều hơn những hiểu lầm về Darwin, Haeckel…, cộng thêm việc không nói tới những công trình gần đây của Gould, Richardson và những người khác về Haekel và những cái phôi của ông. Trong sách, ông nhập làm một lịch sử sinh học về quá trình phát triển và sinh học về quá trình phát triển đương đại. Theo Wells: “Nhiều sách giáo khoa sử dụng một số hình vẽ các phôi của Haeckel. Một ví dụ là ấn bản năm 1999 của cuốn Sinh Học do Peter Raven và George Johnson soạn, kèm theo các hình vẽ đó, với chú thích như sau: Chú ý rằng các giai đoạn ban đầu của phôi các động vật có xương sống là rất giống nhau. Cuốn sách giáo khoa này cũng bảo học sinh: “Một trong số các bằng chứng giải phẫu ủng hộ thuyết tiến hóa mạnh mẽ nhất, là từ những so sánh cách thức phát triển của các loài sinh vật”. Wells cũng dẫn lời Darwin rằng phôi học là “lớp bằng chứng mạnh mẽ nhất” ủng hộ thuyết của ông. Ý của Wells khi dẫn câu này ra là muốn đánh đồng Haeckel – một nhà KH = một ngành KH, từ vụ Haeckel đè bẹp tất cả những gì sinh học so sánh về quá trình phát triển có thể mang đến cho thuyết tiến hóa.


Về mặt lịch sử, Wells chủ động phớt lờ những công trình có giá trị của nhiều người đi trước & cùng thời với Haeckel như William and Jeffrey Parker, Hans Gadow, Hans Selenka, Heinrich Rathke, Virgil Leighton, Hugo Schauinsland, Alfred Voeltzkow… ), ở TK 19 không chỉ có Haeckel hay von Baer là nhà phôi học, nhưng đọc sách Wells bạn sẽ không biết được điều đó đâu. Ông cũng không nhận ra gần 60 năm (còn đang tăng) thành tựu trong sinh học về quá trình phát triển và vì thế lờ tịt tất cả những bằng chứng tiến hóa từ ngành này. Gần như là mục tiêu của Wells là hạ uy tín toàn bộ ngành sinh học so sánh bằng cách ủy nhiệm, sử dụng chiêu treo đầu Haeckel bán thịt Darwin. Ý đồ của Wells làm ta liên tưởng đến kiểu logic trẻ con thế này: Haeckel có một công trình giả mạo trong sinh học so sánh, vì thế toàn bộ sinh học so sánh đều không đáng tin cậy; Darwin dựa trên Haeckel, Haekel lừa đảo, vì thế Darwin là kẻ lừa đảo.


Karl Ernst von Baer - Nhà phôi học nổi tiếng người Đức


Dù Darwin không dùng của Haeckel, ông có dùng von Baer. Nhận ra việc này, Wells liền cáo buộc Darwin “dùng sai” các công trình của von Baer, bóp méo dữ liệu cho phù hợp với quan điểm của ông. Nhưng Darwin không làm thế. Wells nói các luật phôi học của von Baer không phù hợp với các kết luận của Darwin, nhưng không phải thế. Có lẽ Von Baer sẽ không đồng tình với Darwin về các kết luận, nhưng những qui luật của ông thì không cấm việc quá trình phát triển có thể làm sáng tỏ nguồn gốc chung. Darwin đi tới một kết luận khác từ cùng một bộ phận bằng chứng – đây không phải là “bóp méo”. Darwin suy ra một lí luận qui nạp chung và tìm các dữ liệu có khả năng kiểm tra tuyên bố về tổ tiên chung. Nói đây là “dùng sai” thì Alfred Wegener cũng đã dùng sai các dữ liệu trong môn địa chất sẵn có khi ông dám xem xét chúng dưới thuyết trôi dạt lục địa (mobile continents). Thuyết mới luôn dùng dữ liệu cũ. Chẳng lẽ theo Wells sinh học tiến hóa không được dùng bất cứ nghiên cứu nào trước 1859?

2. Cố tình nhập nhằng "lặp lại hình thái" và "Tương đồng trong phát triển":

             Wells cũng gộp “lặp lại hình thái” – rằng phôi trải qua những giai đoạn trưởng thành của tổ tiên – với việc các đặc điểm chung của phôi cho biết thông tin về quan hệ trong hệ thống sinh của chúng. Việc không phân biệt 2 điều này giúp Wells có thể không phải đối mặt với những bằng chứng thực thụ về các điểm tương đồng trong quá trình phát triển của nhiều phôi. Chính đây là quan điểm chủ đạo trong chương này của sách Biểu tượng : Darwin & toàn thể NTTH ngày nay đều truyền bá “định luật phát sinh sinh vật – lặp lại hình thái”. Thực ra cái “lặp lại” mà các nhà phôi học hậu-Haeckel (VD như Frank Lillie) mà Wells đã dẫn cũng như các nhà phôi học đương đại chấp nhận là: Một bố phần trong chuỗi phát triển (và một số đặc điểm cụ thể của chúng) ở những động vật gần gũi có nhiều nét chung đặc biệt (về khuôn mẫu, thứ tự, vị trí v.v của các đặc điểm) với nhau hơn là với những sinh vật có quan hệ xa hơn. Nhưng Wells cứ làm như họ nghĩ y chang Haeckel. Đáng ra Wells – có bằng tiến sĩ sinh học tế bào & phát triển - phải hiểu biết nhiều hơn thế.

_Wells tấn công Darwin và các nhà phôi thai học thế kỷ 19 vì nói những giai đoạn “sớm nhất” trong quá trình phát triển tương tự nhau trong khi chúng không tương tự. Ờ Wells nói ĐÚNG đấy.


Bức hình đơn giản từ Nature này cho thấy sự khác nhau giữa lần lượt từ trái sang phải: ếch (đại diện cho lưỡng cư), cá, gà (đại diện cho chim, và có thể là cả bò sát nữa) và chuột (thú có vú). Lí do chủ yếu vì lượng yolk – noãn hoàn hay bình dân gọi là lòng đỏ của các động vật có xương sống khác nhau. Ta có thể thấy “điểm xuất phát của chuột” quá khiêm tốn so với những con khác – tế bào sinh dục của thú có vú nói chung rất nhỏ vì chúng không phải mang theo lượng dưỡng chất lớn cho phôi do sự nuôi dưỡng liên tục của mẹ - điều mà những con vật kia không có. Vì lòng đỏ không phân chia cùng với các tế bào trong trứng, vì thế sự phân bào của chúng phải khác nhau. Wells viết:
Nếu áp dụng thuyết Darwin vào sự phát triển sớm của động vật có xương sống mà đúng thì ta sẽ trông mong 5 lớp này giống nhau nhất khi mới là trứng đã thụ tinh; những khác biệt nhỏ sẽ xuất hiện trong quá trình phân bào, và các lớp sẽ khác nhau hơn nữa vào giai đoạn phôi vị” (Wells 2000:96).(ii)

Nhưng Darwin không hề đòi hỏi điều đó. Nhà sinh học – GS. Jerry Coyne nhận xét trên tờ Nature:

Chính Darwin nhận thấy rằng các phôi phải thích nghi với những điều kiện sống của chúng, và những giai đoạn đầu của các phôi động vật có xương sống cho thấy sự thích nghi với lượng noãn hoàng khác nhau trong trứng của chúng.” (iii)


"Sớm nhất” là Wells nói chứ không phải Darwin. Cả cuốn Nguồn gốc từ ‘sớm nhất’ chỉ xuất hiện duy nhất một lần và đó là Darwin dẫn lời von Baer. Wells cũng như nhiều học giả khác đã lẫn lộn giữa ý kiến cá nhân và trích dẫn từ người khác của Darwin. Nhưng thực ra ý Darwin không quan trọng. Cũng như phôi học hiện đại không dựa vào Haeckel, SHTH hiện đại cũng không sống chết với Darwin. Cũng cần phải biết về vấn đề thuật ngữ các nhà nghiên cứu KH thế kỉ 19. Khi đó các sinh vật đang phát triển không được coi là phôi đến khi đạt giai đoạn mầm đuôi (phylotypic) – đã có dáng vóc cơ thể. Trước đó, chúng là “trứng đang phát triển - developing ovum”. Nghĩa là ý Haeckel, von Baer và những người khác khi nói “phôi giai đoạn sớm”, ý họ không giống sự suy diễn bằng các định nghĩa hiện đại của Wells.

Với Tiếng Anh hiện đại, chữ “embryo – phôi” bao gồm cả những giai đoạn sớm nhất. Nhưng theo truyền thống KH của Đức, chủ yếu được thiết lập bởi von Baer, thì chữ phôi được giới hạn lại là một cơ thể chưa phát triển đầy đủ hay các giai đoạn sau (“embryo proper” – phôi hoàn thiện trong tiếng Anh). Điều này rất rõ trong các nhận xét của von Baer, VD “Mầm [“kleim”, đĩa phôi] trong quá trình phát triển của nó biến hóa thành 2 phần […] phần giữa hình thành phôi, còn phần lớn hơn nhiều bên ngoài thành Keimhaut [bì ngoài phôi]”

In present English usage, the term "embryo" includes even the earliest stages. The German tradition, however, largely established by von Baer, restricts the term "embryo" to the basic rudiment of the body or its later stages (the "embryo proper" in English usage). This is evident from many remarks by von Baer, for instance: "The germ ["Keim", blastodisc] during its growth transforms into two parts; [… ] the middle forms the embryo, the much wider periphery the Keimhaut [extraembryonic blastoderm]" (von Baer, 1828, p.44).
Klaus Sander and Urs Schmidt-Ott, 2004. "Evo-Devo aspects of classical and molecular data in a historical perspective," J. Exp. Zool. (Mol. Dev. Evo) 302B:69–91.





Từ tiền đề “sớm nhất” này Wells đã lệch hướng từ đó trở về sau, cất công soạn ra một loạt phát biểu của các nhà phôi học về việc không thể nào có chuyện giống nhau ở giai đoạn sớm nhất từ khi thụ tinh đến phôi vị chỉ để cuối cùng không trúng đâu hết vì 2 cái “sớm nhất” này không giống nhau.

Wells ‘tức giùm’ cho von Baer khi mà các sách cứ trưng hình của Haekel rồi bảo “hình vẽ này minh họa cho qui luật của von Baer” coi đây là một sự ‘sỉ nhục’ một nhà sinh học ‘thực thụ’ như ông – người chưa bao giờ chấp nhận thuyết tiến hóa xấu xa và đây lại là một chiêu lừa HS khác. Nhưng định luật của Haekel là “phát sinh cá thể lặp lại phát sinh loài” tức là theo đó phôi người trong quá trình phát triển sẽ đi theo đúng lịch sử tiến hóa: đầu tiên giống con cá, sau đó giống lưỡng cư rồi sau đó giống bò sát… 4 định luật von Baer tóm tắt như sau: sự phát triển của một sinh vật đi từ cái chung tới cái riêng và các phôi thuộc các lớp khác nhau trông rất giống nhau trong các giai đoạn sớm hơn nhưng trong quá trình phát triển càng về sau càng phân hóa (theo từ điển Merriam-Webster). Độc giả thân mến không cần bằng tiến sĩ sinh học chắc cũng thấy đúng là cái hình vẽ ‘tội đáng muôn chết’ kia dùng minh họa cho von Baer thì hoàn toàn hợp lí hơn là “phát sinh cá thể lặp lại phát sinh loài” nhỉ?

Vậy là, hình vẽ Haeckel và thuyết Haeckel thật ra ko liên quan trực tiếp cho lắm, nhưng trong suốt bài báo của tin180 đều có dấu hiệu nhập nhằng giữa thuyết lặp lại hình thái & các hình vẽ. Hình vẽ phản ánh hiện tượng đã quan sát được trong thế kỉ 19 là các phôi của các SV khác nhau có những điểm tương đồng và từ đó Haeckel với suy ra thuyết lặp lại hình thái để giải thích cho hiện tượng – và như tôi đã nói về vai trò của thuyết ngay từ những bài đầu của EvoLit: thuyết sai không có nghĩa là hiện tượng không có thật. Thuyết lặp lại hình thái sai hoàn toàn & đã bị bác bỏ từ lâu, nhưng các SGK vẫn có quyền dùng lại hình Haeckel đã vẽ; nhưng dường như cách viết của bài báo muốn tạo ấn tượng với độc giả rằng bất cứ nơi đâu hễ có hình vẽ của Haeckel thì thuyết lặp lại hình thái vẫn được dạy là đúng.
Quả đắng của “lý thuyết lặp lại hình thái” (đã mất uy tín khoa học từ lâu) liên tục lớn lên trong nhiều lĩnh vực của xã hội …
(Henry M. Morris, “Cuộc chiến lâu dài chống lại Thần”, Nhà xuất bản Master Books, 2000, trang 32)
Thật đáng kinh ngạc thay, những người theo phái tiến hóa vẫn phớt lờ sự thật và tiếp tục sử dụng những hình vẽ giả mạo của Heackel làm bằng chứng cho “sự tiến hóa”, vẫn duy trì chỗ đứng của chúng trong nhiều sách giáo khoa khác nhau. “

Lạ thay, trích dẫn câu trên rồi trích thêm câu này câu này:
Chắc chắn quy luật sinh học này đã chết hoàn toàn. Cuối cùng nó đã bị loại trừ khỏi các sách giáo khoa sinh học trong thập niên 50. Là một chủ đề của cuộc điều tra lý thuyết nghiêm túc, nó đã bị tuyệt chủng trong thế kỷ 20… ”.
(Keith S. Thomson, “Vòng đời của cá thể sinh vật và sự phát sinh loài,” đăng trên báo American Scientist, tập 76, tháng 5 và tháng 6 năm 1988, trang 273)

Tức tác giả biết Thuyết lặp lại hình thái đã RIP (an nghỉ vĩnh hằng) mà đồng thời tác giả lại cứ làm như là vẫn còn đang được dạy và công nhận trong các SGK!


3. Dã tâm tập thể của các "tín đồ (!?) tiến hóa" ?

Trong thực tế những hình minh họa giả dối của Haeckel vẫn được sử dụng trong các sách giáo khoa sinh học, cứ như thể chúng là bằng chứng của sự tiến hóa, một cách hết sức trắng trợn. Họ muốn tiếp tục đánh lừa cả loài người, bằng cách sử dụng cả hệ thống giáo dục, đầu độc trực tiếp tư tưởng và kiến thức của các học sinh ngay từ khi còn nhỏ tuổi.”

           Một âm mưu nghe thật rùng rợn. Nhưng nếu suy nghĩ theo hướng này thì các độc giả phải thắc mắc: đáng ra những người ủng hộ tiến hóa, vốn chiếm đại đa số trong các nhà KH, gồm những nhà sinh học giỏi nhất, uy tín nhất, những viện trưởng tai to mặt lớn, những chuyên gia hàng đầu, những tác giả nổi tiếng nhất trong mưu đồ lừa cả loài người thế này đáng ra phải hoạt động hoành tráng hơn. Nhưng số liệu cho thấy họ không tích cực lừa loài người lắm thì phải do một khảo sát gần đây trên 36 cuốn SGK sinh từ 1980 đến nay gồm SGK sinh phổ thông, sinh đại cương trong trường đại học, sinh nâng cao đại học và sinh chuyên về Quá trình phát triển cho thấy chỉ có 10 cuốn nhắc đến Haeckel & thuyết lặp lại hình thái. Mà hết 4 trong số đó là sách của mấy người theo Sáng tạo luận chứ không phải “tín đồ” tiến hóa (Gấu Trúc & con người, Sinh học cho các trường Công giáo, Khám phá tiến hóa, Thiết kế sự sống (Of Pandas and People, Biology for Christian Schools, Explore Evolution, the Design of Life) mất rồi! 6 cuốn chính thống còn lại thì 2 cuốn là sách nâng cao trình độ ĐH (vào ĐH và cấp 3 thường là cũng không nhỏ tuổi nữa). Mà trong hết thảy sách có nói đến Haeckel (trừ 2 cuốn của STL) thì không cuốn nào lặp lại sai lầm của ông cả. Về Haeckel, có một cuốn chỉ nói đến Haeckel trong phân loại, một cuốn chỉ nói: “ông là người đã đặt ra chữ ‘ecology – hệ sinh thái’”! Về những hình vẽ, 10 cuốn có dùng biểu đồ tương tự (khác với những khẳng định của Wells, chỉ có 1 cuốn có thể coi là vẽ lại nhưng cũng 10 cuốn khác dùng ảnh chụp hiện đại và có tới 15 cuốn không hề có hình đó).

             Thật ra tôi nghĩ cái nguyên nhân khiến các nhà xuất bản dùng lại tranh của Haeckel chẳng có gì sâu xa thâm độc như các bạn nghĩ, chẳng qua vì …kinh tế. Sách để giáo dục là chính nhưng NXB cũng phải có lời nhiều. Bây giờ muốn vẽ con heo con bò thì cứ nhớ trong đầu rồi vẽ ra cũng được nhưng minh họa sách khoa học thật là khổ: phải tìm họa sĩ không những vẽ giỏi mà có kiến thức sinh tương đối tốt, trả tiền một khoản lớn để thuê anh ta, tìm mẫu vật, sử dụng các thiết bị chuyên dụng, tham khảo ý kiến chuyên môn... một đoạn trong bài viết Pictures of Evolution and Charges of Fraud - Ernst Haeckel’s Embryological Illustrations của Nick Hopwood phần nào cho ta thấy không phải cứ muốn vẽ phôi là vẽ, đặc biệt ở thế kỉ 19 về trước:
Ngành phôi học sắp xếp các đối tượng thành các chuỗi trình tự phát triển. Cá thể, thường khó kiếm ở những giai đoạn mong muốn, được thu thập và bố trí thành các phôi. Những đối tượng nhỏ xíu này được chuyển hóa qua một loạt các thao tác giải phẫu, hiển vi và thẩm mỹ thành những hình ảnh rõ ràng mà loại đắt tiền nhất có thể truyền tải được cái sự tinh tế, mềm mại mờ ảo của chất sống. Những thao tác này cô lập phôi khỏi môi trường, cả liên kết với cơ thể mẹ. Những hình và mẫu thu được được sắp xếp theo trình tự phát triển, các đại diện bình thường được chọn và chuỗi được xuất bản hay trưng bày. Chuyện này tuyệt đối không hề dễ dàng ngay cả với con gà, “thân trâu ngựa” trong nghiên cứu phôi; với các phôi người sớm mà các nhà giải phẫu chủ yếu lấy từ các ca phá thai (ngày xưa ca sớm nhất là ~ 2 tuần tuổi) thì phải nói là cực kì khó. Tìm ra mối liên hệ giữa các chuỗi còn khó hơn thế nữa!” (iv)

          Sẵn có tranh của Haeckel (1866) xuất bản trước 1923 nên giờ đã trở thành “của chung” (public domain) theo luật bản quyền mà các NXB có thể xài mà không cần trả đồng nào hết thì những nhà tư bản đứng đầu các NXB sẽ làm gì và đã làm gì thì bà con thấy rồi đấy :( .

Và chúng ta cũng nên nhớ AI mới là người “phanh phui” vụ Haeckel? Không phải là người theo STL hay NCTH; mà là Richardson, là Gould – những nhà sinh học thực thụ, những “tín đồ” tiến hóa. Gould là một trong những người chỉ trích Haeckel kịch liệt nhất nhưng lại cũng là một trong những nhà sinh học tiến hóa tiêu biểu nhất, người ra sức bảo vệ tiến hóa nhất trong TK 20. Sao lại có hành động mâu thuẫn đó nhỉ? Câu trả lời là hành động đó không có gì mâu thuẫn, đó chỉ là hoạt động khoa học. KH là quá trình tìm hiểu cái mới song song không ngừng kiểm tra và thử thách cái cũ. KH có cái bản chất rất… khoa học ;) là tự sửa lỗi (self-correcting nature), tất cả những kiến thức bây giờ ta đã biết là không đúng từng được KH chấp nhận đều bị đạp đổ bởi chính KH. KH là cái khoảnh khắc vui buồn lẫn lộn trước…

Cái bi kịch vĩ đại của Khoa học – việc khai tử thương tâm một giả thiết đẹp đẽ vì một sự thật đáng ghét” - "The great tragedy of Science - the slaying of a beautiful hypothesis by an ugly fact."
-- Thomas Henry Huxley


           Sau đó thì sao? Họ vẫn là những người ủng hộ tiến hóa. Richardson: “Dữ liệu từ trong môn phôi học hoàn toàn phù hợp với TH Darwin” (đã dẫn ở P2 của chùm bài), Gould: “Hiện tượng tiến hóa đã được xác minh rõ như bất kì điều gì khác trong KH (chúng ta chắc về nó như chắc rằng trái đất quay quanh mặt trời), dù cho sự chắc chắn tuyệt đối không có trong từ điển của chúng ta (v). Rõ ràng họ không phải hạng bưng bít thông tin. Họ là những người trung thực và hơn hết là có chuyên môn, họ đã nhìn thấy cái sai của Haeckel và hiên ngang chỉ ra điều đó mà không thấy có bất cứ vấn đề gì với quan điểm tiến hóa của mình.

           Wells cũng tố cáo Haeckel và ngành phôi học so sánh cố tình chọn những con vật trông giống nhau nhất. Ông phê bình Haeckel sao lại không chọn những con vật như thú đơn huyệt để minh họa. Nhưng các giai đoạn phát triển của thú đơn huyệt chưa được biết tới vào năm 1866 mà phải mãi đến tận 1884. Cũng chính từ những điểm tương đồng trong quá trình phát triển của thú đơn huyệt có với thú có túi mà Caldwell kết luận chúng là thú có vú (Caldwell 1887). Vào thế kỉ 19 hầu hết các mẫu vật thú lạ được đưa đến các nhà nghiên cứu trong tình trạng đã phân hủy. Haeckel có thiên vị không? Có, và tất cả những nhà phôi học ngày ấy đều thế, họ sẽ chọn những con vật: sẵn có nhất, cỡ nhỏ, lứa to, mau thành dục, sinh sản nhanh, có khả năng phát triển trong phòng thí nghiệm nhiều đời (Bolker, 1995) chứ không phải để “chống đỡ tiến hóa” như Wells ngụ ý. Chính Wells cũng chọn những sinh vật mẫu ở phần sau của chương và không chỉ ra trình tự phát triển của bất kỳ loài nào mà ông phê bình rằng những người khác không đề cập. Vì sao? Bởi vì ông ta không có bằng chứng cho khẳng định rằng các nhà phôi học sàng lọc dữ liệu để giấu giếm gì đó. Việc các nhà phôi học thường trình bày, ít nhất trong SGK, những trình tự phát triển có dữ liệu căn cứ tốt nhất thì có gì mâu thuẫn với việc những phân loại gần gũi có thể, và đúng là có, nhiều điểm tương đồng trong quá trình phát triển hơn những loài xa?

Tóm lại là Wells thấy có 3 điểm “lừa đảo” trong các hình vẽ Haekel:
(1) Chỉ bao gồm những lớp và bộ hợp với thuyết của Haekel nhất – ở đoạn trên; (2) Bóp méo hình ảnh phôi – có hay không thì tôi đã trình bày trong phần 1,2,3 của chùm bài đặc biệt dài này; (3)Nghiêm trong nhất là, hoàn toàn phớt lờ những giai đoạn sớm hơn mà các động vật có sương sống trông rất khác nhau. (vi)

20 hình trong Anthropogenie
           Trái với cáo buộc của Wells, Haeckel không hề làm như không có những khác biệt của “những giai đoạn đầu” của phôi – theo định nghĩa mới – mà ông đã dành hẳn 20 hình trong Anthropogenie để miêu tả các phôi dạ (phôi vị). Hình dưới đây ông vẽ các phôi của các động vật khác nhau từ giai đoạn trứng đến phân chia (cleavage) rồi đến phôi vị (gastrula). Theo Wells thì Haeckel thì vẽ kĩ thế làm gì, vạch áo cho người xem lưng?







Hình minh họa trong sách của Wells
Trong các hình chụp phôi thai (Wells 2000:95 đặc biệt là giai đoạn 4, “gastrulation – sự hình thành phôi dạ”) của Wells dưới đây có dùng vài tiểu xảo hình ảnh để làm phôi trông khác nhau hơn thực tế: 1. Các phôi không được thể hiện ở cùng góc quay. Con gà ở tư thế khác của Haeckel. 2. Chúng không có cùng cỡ. Trong hình cho thấy mỏm thần kinh gấp vào, con rùa và gà được thể hiện cỡ lớn, bỏ qua cái noãn hoàng lớn ở dưới chúng trong khi con người được thể hiện như một phần của cả cái trứng đang phát triển để mà sự hình thành đĩa phôi (germinal disc) và dải mầm (primitive streak) trông khác nhau, dù chúng có ở tất cả những động vật có màng ối (Schaunislaund 1903Nelson 1953Cruz 1997Schoenwolf 1997). Còn có cả hình vẽ phôi ếch mặc dù ếch trải qua sự phát triển gián tiếp, rất khác với những loài có xương sống còn lại. Rất nhiều những “sự khác biệt” chung chung trong quá trình phát triển phôi sớm mà Wells đề cập là kết quả của sự sắp xếp tùy theo lượng noãn hoàn chứ không phải là sự khác biệt đặc thù về kết cấu cơ thể của phôi (Arendt and Nübler-Jung, 1999).

Và chính Wells đang tố cáo Haeckel “chơi chiêu” “chọn lọc hình ảnh” “Thổi phồng sự thật”!

EvoLit: Tới đây thì các lập luận của Wells đã được phản biện. Các bạn có hứng thú hơn có thể xem phần mổ xẻ các SGK dưới đây để xem "âm mưu" của các "tín đồ TH" đầu độc trẻ em trên 18 tuổi khủng khiếp như thế nào ;)




Xem chi tiết

Mổ xẻ các SGK

Vì tôi không có điều kiện lấy hết các SGK Mỹ mà Wells đã đề cập nên chỉ dựa vào các bản xem xét (review) có sẵn cũng như kết quả cuộc khảo sát nêu trên. Nhưng có một cuốn ngay trong tầm với đây là SGK của … Việt Nam nên chúng ta coi kĩ tí nhé. Phân tích tỉ mỉ này tôi lấy từ diễn đàn www.thienvanhoc.org:
Đúng là tài liệu của Haeckel có dùng trong Sách vở, kể cả ở VN mình. Từ SGK sinh nâng cao 12, trang 130, 131:

1 . Sự giống nhau trong phát triển phôi
Phôi của các động vật có xương sống thuộc những lớp khác nhau, trong những giai đoạn phát triển đầu tiên đều giống nhau về hình dạng chung cũng như quá trình phát sinh các cơ quan. Chỉ trong những giai đoạn phát triển về sau mới dần dần xuất hiện những đặc điểm đặc trưng cho mỗi lớp, tiếp đó là những đặc điểm của bộ, họ, chi (giống), loài và cuối cùng là cá thể. (Lưu ý là SGK chỉ bảo là giống nhau về 
hình dạng chung và quá trình phát sinh các cơ quan thôi)
Hình 32.2. Sự phát triển phôi của một số loài động vật có xương sống (là hình vẽ, và đúng là vẽ phôi ở giai đoạn đầu giống giống nhau như hình của Haeckel, nhưng cũng chỉ giống ở chỗ là đều cong cong thôi chứ không vẽ kĩ như hình của Haeckel)

[...]

Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng. Những đặc điểm giống nhau đó càng nhiều và càng kéo dài trong những giai đoạn phát triển muộn của phôi chứng tỏ quan hệ họ hàng càng gần.

2. Định luật phát sinh sinh vật:
Đacuyn đã nhận xét: Trong quá trình phát triển phôi, mỗi loài đều diễn lại tất cả những giai đoạn chính mà loài đó đã trải qua trong lịch sử phát triển của nó. Dựa trên nhận xét này và một số công trình nghiên cứu khác, hai nhà khoa học Đức là Muylơ (Muller) và Hêcken (Haeckel) đã phát biểu định luật phát sinh sinh vật (1886): "Sự phát triển cá thể phản ánh một cách rút gọn sự phát triển của loài".

Phôi người đến 18 - 20 ngày tuổi vẫn còn dấu vết các khe mang ở phần cổ giống như cá sụn; tim lúc đầu chỉ có một tâm thất, một tâm nhĩ như ở cá, sau đó tâm nhĩ chia làm 2 giống như ở ếch nhái, cuối cùng mới thành tim 4 ngăn giống như chim và thú. (Cái này thì đúng đây)
[...]
[...] 
Tuy nhiên, không nên hiểu là sự phát sinh cá thể lặp lại đúng trình tự các giai đoạn trong lịch sử phát triển chủng loại một cách cứng nhắc.(<= bị quăng gạch nhiều như SGK VN ta mà còn nói là không đúng tuyệt đối mà :D - EvoLit)
Cái hình minh họa cho sự khác nhau hoàn toàn giữa phôi của động vật có vú, của loài bò sát và của loài dơi (trong bài báo gốc trên tin180 - SV) là hình phôi về sau rồi, không thể là phôi ở những giai đoạn đầu tiên được, vậy nên không có giá trị minh chứng.

Trích:
"Ví dụ, những năm đầu tiên của phôi thai người không bao giờ có mang có chức năng như một con cá, và không bao giờ trải qua các giai đoạn nào trông giống như một loài bò sát trưởng thành hoặc là một con khỉ”. – (Elizabeth Pennisi, bài báo “Những cái phôi của Haeckel: Trò gian lận đã bị phát hiện lần nữa”, đăng trên tờ báo Science, 5 tháng 9 năm 1997)"
---> Ông Haeckel chỉ bảo là có cùng hình thái chứ đâu nói có cùng chức năng. Trong SGK của ta cũng có một đoạn thế này:

Trong giai đoạn về sau, ở cá và ấu trùng lưỡng cư, các khe mang biến thành mang, còn ở phôi các động vật có xương sống ở cạn thì khe mang tiêu biến. Phôi các động vật có xương sống đều trải qua giai đoạn có dây sống, về sau dây sống biến thành cột sống sụn rồi cột sống xương. Trong khi phôi ở cá xuất hiện các vây bơi thì ở thằn lằn, thỏ, người lại xuất hiện các chi năm ngón. Đặc biệt, ở phôi người, phần hộp sọ chứa bộ não rất phát triển còn đuôi thì tiêu biến. (À, phần "đuôi" còn sót lại của chúng ta chính là phần xương cụt đó )

Còn về phần giải thích cho sự tiến hóa của sinh giới, SGK dựa trên các bằng chứng về giải phẫu và phôi sinh học so sánh, bằng chứng địa lí sinh học, bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử. Vậy nên theo em nghĩ SGK cũng không sai lệch bao nhiêu (thật ra quyển sinh nâng cao này còn bị phàn nàn về nhiều lỗi lắm). Hình vẽ thì đúng là sách của ta vẫn đưa vào, nhưng do họa sĩ ta vẽ lại, không đến nỗi giống quá nhiều như hình gốc.

*Về các sách Mỹ:
SGK nào mà bê nguyên xi hình vẽ của Haekel hay cổ vũ “lặp lại hình thái” theo trường phái Haekel thật quá tệ, nhưng không cuốn nào Wells đã phê bình làm thế hết. Wells vui vẻ tùng xẻo Futuyma vì dùng tranh của Haekel, nhưng trong niềm hân hoan ấy dường như ông đã quên đọc chữ trong sách, nơi mà những hình vẽ này được nói đến trong hoàn cảnh lịch sử - giải thích vì sao Haekel lại sai – và Futuyma dành hẳn nguyên một chương để nói về phát triển & tiến hóa. Guttman cũng dùng chúng hoàn toàn trong hoàn cảnh lịch sử. Wells bảo các cuốn sách dùng “Hình vẽ của Haekel, hoặc các bản vẽ lại của chúng) (Wells 2000:255), nhưng điều này không đúng. Hình sau đây là ảnh chụp lại các hình minh họa trong một số SGK trong bảng chấm điểm của Wells. Có thể thấy đa số không phải là vẽ lại: vài cuốn trưng hình vẽ đúng hơn, vài cuốn dùng ảnh chụp; chỉ có Starr & Taggart (và Raven & Johnson trong chương phát triển của họ đi kèm với các bức tranh và ảnh chụp chính xác) là có thể coi là vẽ lại từ Haekel; còn 2 cuốn chính xác là bê nguyên xi thì lại là của Futuyma và Guttman, như đã nói ở trên là 2 cuốn đưa hình vẽ vào để phân tích cái sai của Haekel và Guttman nói rõ là hình chỉ “đúng phần nào – partly true”. Không có cuốn nào nói về phôi học có thể xem như “theo trường phái lặp lại hình thái cả”. Hầu hết sách phần phôi học này chỉ được trình bày một hai đoạn, vì thế khó mà bàn tới hết tất cả những điều phức tạp trong quá trình phát triển. Ở trình độ phổ thông, mục tiêu của sách là truyền tải vài khái niệm cơ bản về sinh học, chứ không phải làm rối HS bằng sự phức tạp của môn học này.


Bảng chấm điểm “được nghiên cứu kỹ” của Wells:

Wells thiết kế hẳn 1 hệ thống chấm điểm cho các SGK, không chỉ riêng về Haeckel mà còn những biểu tượng khác. Nhưng hệ thống này thất bại vì Wells cho rằng tất cả những hình vẽ đều là vẽ lại và bất cứ sách nào có 1 hình vẽ lại đều ăn điểm F (hình dưới). Wells không giải thích thế nào mới gọi là ‘đơn thuần vẽ lại’ của Haeckel. Sử dụng hình ảnh chính xác hơn chỉ thu về được 1 điểm D. Muốn được C hay hơn, cuốn sách KHÔNG được dùng ‘ những tranh vẽ hay ảnh chụp dễ gây hiểu lầm’ Điều này nghĩa là than phiền rằng SGK không nên để bị gây hiểu lầm bởi thực tế! Wells không nói tranh vẽ hay ảnh chụp như thế nào mới gọi là không gây hiểu lầm. Hay Wells nghĩ rằng tất cả những trình diễn hình ảnh về phôi đều là gây hiểu lầm, dù chúng có đúng hay không? Ông công kích Mader và Campbell, Reese, & Mitchell, vì dùng “ảnh chụp gây hiểu lầm” & lặp lại trò lừa số 1 của Haekel, bởi vì chúng cho thấy phôi của một con thú có vú (heo\người) và một con gà, mà theo ông là “ ‘tình cờ’ trông giống thú có vú hơn bất cứ lớp nào động vật có xương sống nào khác vào giai đoạn đó - just happens to look more like a mammal than any other class of vertebrate at that stage (Wells 2000:104)” Sai: Ở giai đoạn đó phôi gà sẽ giống cá sấu hơn là thú có vú (sự so sánh này được đưa ra bởi Nelson 1953Schaunislaund 1903, và Reese, 1915). Điều này phù hợp với những dự đoán của thuyết tiến hóa, bởi vì cá sấu và gà có tổ tiên chung gần với nhau hơn gần với thú có vú, và vì thế nên có chu trình phát triển tương tự hơn. Wells cũng khiển trách Mader vì đã viết rằng các phôi “có nhiều điểm chung” "have many features in common" (Wells 2000:103-104). Vậy ý Wells là chúng không có điểm chung nào sao? Nếu thế, ông ấy nên dẫn chứng điều đó. Vì không làm được điều này, Wells cứ gán cho bất cứ thứ gì ông ấy không thích là ‘gây hiểu lầm’.

Một sự hiểu lầm - hay cố tình ko hiểu- phổ biến của những NCTH: "Chúng (khe mang) chẳng liên quan gì đến thở cả". Chẳng ai nói đó là mang thật và dùng để thở hết!

            Wells cũng đặc biệt không vui vì chữ “khe mang” - là thuật ngữ không chuyên để chỉ các túi hầu (pharyngeal pouches). Wells ngụ ý là khi dùng chữ này thì các sinh học và SGK đang nói rằng tất cả phôi động vật đều có “mang”. Điều này sai, thậm chí không có cuốn nào ngụ ý về sự hiện diện của mang trong phôi cả. Wells cố khẳng định rằng “Cách duy nhất để thấy cấu trúc ‘giống mang’ ở người là nhồi tiến hóa vào quá trình phát triển - The only way to see ‘gill-like’ structures in human embryos is to read evolution into development”. Nhưng chính Wells cũng nói chúng chỉ giống mang ở chỗ tạo nên những mẫu vạch giống nhau ở vùng cổ– đó không phải là ướm trước tiến hóa, đó là một lí do chính đáng để gọi là “khe mang”! Dĩ nhiên là sau đó ta phải hỏi xem vì sao phôi người cũng như tất cả động vật có xương sống lại có cấu trúc như vậy và chính cái điểm chung này là bằng chứng tiến hóa chứ không phải tên gọi. Tuy nhiên dùng từ “khe mang” sẽ ngay lập tức ăn điểm C dù cho sách không chứa hình nào hết và cũng không cần biết nội dung. Campbell, Reese, & Mitchell và Guttman đều dành cả chương dành để nói về sinh học phát triển trong đó họ  nói về “những khác biệt giai đoạn sớm” mà Wells ngụ ý họ không làm. Họ không được thêm điểm nào hết vì những cách xử lý vấn đề trên.

Figure 11
Book
Phôi học
#trang
#t
Cách thể hiện phôi
Điểm
Schraer, W. D. and H. J. Stolze. 1999. Biology: The Study of Life, seventh edition. Prentice-Hall, Upper Saddle River, NJ. 944p.
1/4
108
Vẽ lại (có sửa chữa)
F
Johnson, G. B. 1998. Biology: Visualizing Life. Holt, Rinehart & Winston, Orlando. 895p.
1/4
78
Vẽ
F
Biggs, A., C. Kapinka, and L. Lundgren. 1998. Dynamics of life. Glencoe/McGraw Hill, Westerville, OH. 1119p.
1/2
96
Vẽ
F
Miller, K. R. and J. Levine. 2000. Biology, fifth edition. Prentice-Hall, Upper Saddle River, NJ. 1114p.
1
324
Vẽ
F
Starr, C. and R. Taggart. 1998. Biology: The Unity and Diversity of Life, eighth edition. Wadsworth Publishing Company, Belmont CA. 920p.
1/2
282
Vẽ lại
F
Guttman, B. S. 1999. Biology. WCB/McGraw-Hill, Boston. 1175p.
1/2 +1
265
Haeckel/ Vẽ /ảnh
F1
Mader, S. 1998. Biology, sixth edition. WCB/McGraw-Hill, Boston. 944p.
1/4 +1/3
109 +86
Ảnh/ Vẽ
D2
Raven, P. H. and G. B. Johnson. 1999. Biology, fifth edition. WCB/McGraw-Hill Boston. 1284p.
1/4 +1/3 +1/2
83 +170 +271
Ảnh/
Vẽ /
Vẽ lại
F
Cambpell, N. A., J. B. Reese, and M. G. Mitchell. 1999. Biology,fifth edition. Benjamin Cummings, Menlo Park, CA. 1175p.
3/4 +3
247 +3
Ảnh/ Vẽ
D3
Futuyma, D. 1998. Evolutionary Biology. Sinauer Associates, Sunderland, MA. 761p.
26
(1.5)4
5614
Haeckel (trong hoàn cảnh cụ thể)
F5
1. Guttman dành hẳn 2 chương để nói về quá trình phát triển. Thêm một phần bàn luận thấu đáo và cập nhật (Ch 20, 21 tr. 397-441) về những “những khác biệt giai đoạn sớm” mà Wells điểm của Wells gây cảm giác là nó không làm.
2. Mader dùng thuật ngữ “túi hầu” thay vì cái từ “khe mang” báng bổ nhưng bảng điểm không có đường nào để tính điểm tốt này vào.
3. Sách này còn có hẳn 1 chương để nói về quá trình phát triển (Ch 47 tr.936-960) và bàn về về những “những khác biệt giai đoạn sớm” mà Wells điểm của Wells gây cảm giác là nó không làm.
4. Futuyma dành hẳn 1 chương để nói về quá trình phát triển & tiến hóa (Ch 23 tr 651-676) trong đó 1.5 trang dành riêng Haeckel.
5. Futuyma chỉ dùng hình vẽ Haeckel trong bối cảnh lịch sử. Nó cũng nói rõ “khe mang” hay “cung” không phát triển thành mang, và chúng chẳng có gì tiến gần hơn tới mang trong quá trình phát triển. Bảng điểm của Wells không có cách nào để đưa những vấn đề về ngữ cảnh này vào.

Muốn xem kĩ các hình hơn ở đây. Đừng thấy chữ Discovery.org mà nhầm hàng thành kênh Discovery lừng danh nhé, trang này của Discovery Institute – Học viện Khám Phá của những người theo STL. Tên kêu thế nhưng quanh năm suốt tháng họ chẳng đưa ra được khám phá nào mới, họ chỉ tập trung công kích tiến hóa & việc giảng dạy tiến hóa và tìm cách tuồn tài liệu tôn giáo vào các trường công lập còn việc khám phá/ nghiên cứu KH thì chủ yếu là do các “tín đồ” tiến hóa làm ;).

Trích dẫn và tham khảo:




Ẩn/Hiện nội dung
Tham khảo
Trích dẫn (i)


Darwin wrote in The Origin of Species that Professor Haeckel «brought his great knowledge and abilities to bear on what he calls phylogeny, or the lines of descent of all organic beings. In drawing up the several series he trusts chiefly to embryological characters.» ” (Wells 2000:82).(ii)

If the implications of Darwin's theory for early vertebrate development were true, we would expect these five classes to be most similar as fertilized eggs; slight differences would appear during cleavage, and the classes would diverge even more during gastrulation.

(iii)

"Darwin himself noted that embryos must adapt to the conditions of their existence, and the earliest stages of vertebrate embryos show adaptation to widely varying amounts of yolk in their eggs."
Jerry Coyne, 2001. "Creationism by Stealth," Nature, 410, p. 475-476

(iv)
"Embryology organized its objects by making developmental series. Specimens, often
difficult to obtain at desired stages, were collected and framed as embryos; some had
previously been interpreted in very different terms—for example, as children to come or
as waste material. The tiny and initially unprepossessing objects were transformed through
sequences of anatomical, microscopical, and artistic operations into clear images, of which
the most expensive conveyed some of the soft, translucent delicacy of the living material.
These procedures isolated embryos from other contexts, including connections to pregnant
women. The resulting pictures and models were arranged in developmental order, normal
representatives selected, and the series prepared for publication or display. This was far
from trivial even for the chick, the workhorse of embryological research; for the early
human embryos that anatomists mostly obtained from abortions (the youngest then known
were estimated at about two weeks old) it was extremely hard. Working out the relations
between the series for different species was even harder."
(v)
 The fact of evolution is as well established as anything in science (as secure as the revolution of the earth about the sun), though absolute certainty has no place in our lexicon..” (Darwinism defined, the difference between fact and theory - Stephen Jay Gould)

(vi)

(1) they include only those classes and orders that come closest to fitting Haeckel's theory; (2) they distort the embryos they purport to show; and (3) most seriously, they entirely omit earlier stages in which vertebrate embryos look very different. (Wells 2000: 102)”

0 comments:

Đăng nhận xét

Quy định về bình luận cho môi trường thảo luận xanh, sạch, đẹp từ ngày 14/06/2016
*Vui lòng cư xử trí thức, lịch sự
*Đây là trang web khoa học, vui lòng không bàn tôn giáo. Sau một lần nhắc nhở sẽ bị xóa
*Đây là trang web học thuật, tranh luận phải có cơ sở. Những phát ngôn không có căn cứ gây mất thời gian của tất cả mọi người, vì thế nếu sau khi nhắc nhở mà vẫn tái phạm, sẽ bị xóa hết bình luận

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Copyright 2012 - Evolit. Được tạo bởi Blogger.

Ảnh đại diện

Ảnh đại diện
Một ý tưởng thay đổi thế giới

Text Widget

EVOLIT LÀ THƯ VIỆN CÁC TÀI LIỆU VỀ TIẾN HÓA VÀ SINH HỌC

Hãy tìm đến:
Evolit.tk
Tienhoa.tk

Bất cứ khi nào bạn không truy cập được vào EvoLit, hãy nhớ www.sinhtienhoa.blogspot.com

Evolit ở chỗ khác

follow me on youtube

About Me

Căn bản

Bấm CC, chọn Vietnamese để xem phụ đề TIẾN HÓA LÀ GÌ?
BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
“Không gì trong sinh học có ý nghĩa trừ khi có ánh sáng của tiến hóa” - Theodosius Dobzhansky
“Không gì trong sinh học có ý nghĩa trừ khi có ánh sáng của tiến hóa” - Theodosius Dobzhansky

THÔNG BÁO DỜI NHÀ

Để tăng cường an ninh và tạo môi trường sạch đẹp hơn, EvoLit đã chuyển sang www.sinhtienhoa.wordpress.com , mời đồng bào sang ủng hộ. Blo...

Blog sạch

MyFreeCopyright.com Registered & Protected