30 tháng 6, 2016

Phản Biện Ông Phạm Việt Hưng, Phần 4: Khảo sát Gallup và tiến hóa hữu thần

KHẢO SÁT GALLUP VÀ TIẾN HÓA HỮU THẦN

Trên trang web của ông Phạm Việt Hưng có đăng một bài nói về khảo sát của “viện” Gallup (https://viethungpham.com/2016/06/26/gallups-poll-on-evolution-tham-do-cua-vien-ga-lop-ve-tien-hoa/). Thật ra, Gallup không phải là một viện như ông Hưng đã nói. Gallup là một công ty chuyên thực hiện các cuộc khảo sát và phân tích dữ liệu, giúp cho các tổ chức và các công ty khác có thể hoạch định chính sách. Gallup được thành lập vào năm 1935; hiện nay, Jim Clifton đang là giám đốc và CEO của Gallup (https://en.wikipedia.org/wiki/Jim_Clifton). Tuy nhiên, ông Hưng đã dùng chữ “viện” để trông có vẻ uy nghiêm và thuộc một tổ chức khoa học. Tôi tự hỏi tạo sao một viện học thuật lại cần CEO (chủ tịch hội đồng quản trị).
Tiêu đề của cuộc khảo sát từ trang web công ty Gallup là “In U.S., 42% Believe Creationist View of Human Origins” (Tại Mỹ, 42% tin vào quan điểm Sáng Tạo về Nguồn gốc loài người) (http://www.gallup.com/poll/170822/believe-creationist-view-human-origins.aspx) . Tuy nhiên, theo truyền thống phản đối thuyết tiến hóa của ông Hưng, ông Hưng đã khéo léo dùng ngôn từ lắt léo nhằm diễn dịch một cách sai lại kết quả của công ty Gallup theo quan điểm chống tiến hóa của ông ta.


Do đó, trong bài viết này, tôi sẽ cung cấp các bằng chứng về sự xuyên tạc của ông Hưng. Đồng thời, tôi sẽ diễn dịch sát nghĩa nhất về khảo sát của Gallup.
Gallup đưa ra câu hỏi: Which of the following statements comes closest to your views on the origin and development of human beings? (tuyên bố nào sau đây là gần nhất với quan điểm của bạn về nguồn gốc và sự phát triển của con người?)
1.      Human beings have developed over millions of years from less advanced forms of life, but God guided this process (con người đã phát triển qua hàng triệu năm từ các dạng sống đơn giản, nhưng Chúa hướng dẫn quá trình này). Những người này thuộc nhóm “% Humans evolved, with God guiding”
2.      Human beings have developed over millions of years from less advanced forms of life, but God had no part in this process (con người đã phát triển qua hàng triệu năm từ các dạng sống đơn giản, nhưng Chúa không tham gia vào quá trình này). Những người này thuộc nhóm “% Humans evolved, but God had no part in process”
3.      God created human beings pretty much in their present form at one time within the last 10,000 years or so (Chúa tạo ra con người khá giống hiện này ở một thời điểm trong vòng 10,000 năm). Những người này thuộc nhóm “ % God created humans in present form”, ủng hộ thuyết Sáng Tạo


Như vậy, chúng ta có 3 nhóm người đưa ra 3 ý kiến khác nhau về nguồn gốc của con người. Tôi xin nhắc lại, kết quả khảo sát của gallup chỉ ra quan điểm của người dân mỹ về nguồn gốc con người như trong chính câu hỏi đã đưa ra. Chứ không phải là khảo sát về việc chấp nhận tiến hóa.
Đầu tiên, tôi sẽ nói về nhóm người thứ ba (% God created humans in present form): Đây là nhóm người hoàn toàn không tin vào tiến hóa. Họ tin là Chúa tạo ra mọi sự sống và họ cũng tin rằng sự sống bắt đầu chỉ trong vòng 10 ngàn năm trở lại đây. Đại diện cho nhóm người này chính là những người chống tiến hóa, điển hình là ông Hưng.
Đối với nhóm người thứ hai (“% Humans evolved, but God had no part in process): đây là nhóm người tin hoàn toàn vào thuyết tiến hóa. Họ tin rằng tiến hóa diễn ra dưới tác động của tự nhiên.
Như vậy, chúng ta đã có 2 nhóm người với 2 quan điểm rất rõ ràng và tách biệt. Tuy nhiên, vấn đề xảy ra với nhóm người thứ nhất (% Humans evolved, with God guiding). Nhóm người này tin vào tiến hóa, nhưng họ cũng tin vào Chúa, do đó, họ mang trong người sự mâu thuẫn lớn giữa 2 niềm tin này: một bên là khoa học và một bên là tôn giáo. Họ muốn chấp nhận khoa học, nhưng họ lại không muốn từ bỏ tôn giáo của mình, từ đó, họ cố gắng tạo ra sự hòa hợp giữa khoa học và tôn giáo. Như vậy, sau hai ngàn năm, sự mâu thuẫn như nước với lửa giữa khoa học và tôn giáo lại gặp nhau ở thuyết tiến hóa. Đại diện của nhóm người này chính là một nhà khoa học lớn: Francis Collins.
Như vậy, nhóm người (% Humans evolved, with God guiding) vừa tin vào thuyết tiến hóa, và vừa tin vào Chúa. Tuy nhiên, ông Hưng lại cho là nhóm người này không ủng hộ Darwin.



Sau một chuỗi các lý luận “trần truồng” (tức là nói suông không đưa ra dẫn chứng). Ông Hưng đã kết luận là nhóm người này không ủng hộ thuyết tiến hóa. Tuy nhiên, nếu nhóm người này không ủng hộ tiến hóa thì họ phải ở nhóm người thứ 3 (% God created humans in present form), tức là không tin vào tiến hóa mới đúng chứ. Vậy nhóm người này là ai? Họ có chống tiến hóa không? Tại sao họ lại không chấp nhận thuộc về nhóm người thứ 3? Tôi sẽ phân tích rõ các câu hỏi này dưới đây.

Quan điểm về thuyết tiến hóa của nhóm người (% Humans evolved, with God guiding)

Đây là một nhóm người thực tế đang tồn tại trong chúng ta và theo biểu đồ khảo sát trên của Gallup thì đang chiếm số lượng không nhỏ. Đại diện của nhóm người này chính là Francis Collins. Ông chính là người đứng đầu dự án bộ gen người (Human Genome Project) (https://en.wikipedia.org/wiki/Francis_Collins). Đồng thời, ông cũng là người sáng lập tổ chức The BioLogos Foundation (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c_BioLogos). Tổ chức này được thành lập nhằm tạo ra mối dung hòa giữa tôn giáo và khoa học. Do đó, tổ chức này được xem như là đại diện cho cộng đồng những người thuộc nhóm (% Humans evolved, with God guiding), vừa tin vào Chúa, vừa tin vào thuyết tiến hóa.
Trong trang web chính thức của tổ chức này: http://biologos.org/ . Chúng ta dễ dàng thấy các câu hỏi-đáp liên quan đến tiến hóa và tôn giáo. Nội dung của các câu hỏi-đáp này cũng chính là quan điểm của tổ chức này.
·         Is evolution a "theory in crisis"? (có phải tiến hóa là một lý thuyết đang khủng hoảng?)


Tôi tạm dịch: "Ở BioLogos chúng tôi lo lắng về những người trong cộng đồng và cụ thể là Thiên Chúa giáo đã hiểu sai về bản chất của những bất đồng giữa những nhà khoa học tiến hóa. Có rất, rất ít các nhà khoa học có trình độ tiến sỹ trong sinh học nghi ngờ về việc tiến hóa (bao gồm tổ tiên chung) đã xảy ra. Chúng tôi nghe nói về điều này vì những người đứng đầu Thiên Chúa giáo (thường là có ý tốt) nói về chúng một cách cường điệu. Như là những người Thiên Chúa giáo, chúng tôi có một cam kết cho sự thật và chúng tôi phải đưa ra các bằng chứng một cách chính xác. Trong khi khoa học về tiến hóa đang là một lĩnh vực sôi động, với nhiều thứ đang được khám phá và các bất đồng về nhiều chi tiết, nó không phải là một lý thuyết đang khủng hoảng."
·         Evolution as a scientific theory (Tiến hóa chỉ là một giả thuyết khoa học)


Tôi tạm dịch: "Theo cách nhìn không khoa học, “lý thuyết” thường mang ý nghĩa là một thứ gì đó giống như một phỏng đoán (ví dụ: Tôi có một lý thuyết về…). Nhưng theo ý nghĩa khoa học, một lý thuyết là một sự giải thích cho một nhóm các quan sát đã được kiểm chứng và được xác nhận rõ. Các quan sát được giải thích bằng thuyết tiến hóa chủ yếu đến từ các hóa thạch, hình thái học so sánh, địa sinh học, và quan trọng nhất là từ DNA di truyền. Thuyết tiến hóa không cố gắng đưa ra lời giải thích về nguồn gốc sự sống, mà chỉ giải thích về sự phát triển và đa dạng hóa của các dạng sống sau khi sự sống đầu tiên bắt đầu."
Như vậy, có thể thấy quan điểm của những người thuộc nhóm (% Humans evolved, with God guiding) nói chung và Francis Collins nói riêng là ủng hộ thuyết tiến hóa. Những người trong nhóm này diễn giải ý nghĩa của thuyết tiến hóa rất giống với quan điểm của Evolit

Vậy họ làm cách nào để có thể thống nhất niềm tin vào tiến hóa và niềm tin vào Chúa?

·         Bác bỏ niềm tin vào tuổi trái đất chỉ 10,000 năm
Chúng ta hãy xem lại lựa chọn của những người theo thuyết Sáng Tạo “Chúa tạo ra con người khá giống hiện này ở một thời điểm trong vòng 10,000 năm”. Niềm tin này bắt nguồn từ việc lý giải theo nghĩa đen trong Kinh Thánh là Chúa tạo ra mọi thứ trong vòng 7 ngày, ngày thứ nhất tạo ra vũ trụ, ngày thứ 3 tạo ra trái đất, và ngày thứ 6 tạo ra con người. Những người theo niềm tin này lý giải rằng “ngày” ở đây có 24 giờ đồng hồ. Tức là, trong một tuần lễ đầu tiên cách đây 10,000 năm, Chúa tạo ra mọi thứ. Thời gian một tuần lễ so với thời gian 10,000 năm là quá nhỏ bé, hoàn toàn không đáng kể. Do đó, chúng ta ngầm hiểu rằng Chúa tạo ra trái đất và con người cùng một lúc cách đây 10,000 năm. Nhưng những người (% Humans evolved, with God guiding) như Francis Collins bác bỏ điều này dựa vào các bằng chứng khoa học.


Tôi tạm dịch: "Nhiều phép đo đạc khoa học khác nhau và bổ sung đã xác nhận gần như chắc chắn rằng vũ trụ và trái đất là hàng tỷ năm tuổi. Các lớp băng cho thấy một lịch sử lâu hơn 10,000 năm, và các đo đạc phóng xạ xác nhận sự hình thành của trái đất cách đây 4.5 tỷ năm. Tia sáng từ các dải ngân hà đi tới chúng ta cách chúng ta hàng triệu năm, và tốc độ mở rộng của vũ trụ có độ tuổi 13,7 tỷ năm. Chúng chỉ là một trong các bằng chứng cho tuổi rất lớn của trái đất và vũ trụ."

·         Lý giải Kinh Thánh dựa trên khoa học
Bản chất tự kiểm chứng của khoa học làm cho chân lý của khoa học rất thẳng thắn. Tuy nhiên, nhờ vào bản chất không rõ ràng, Kinh Thánh lại có thể được lý giải theo nhiều cách khác nhau. Thật vậy, sự mập mờ của Kinh Thánh trong việc giải thích sự tạo dựng của thế giới đã khiến cho sự tưởng tượng của chúng ta dễ dàng bay bổng khi lý giải Kinh Thánh. Sự lý giải Kinh Thánh luôn thay đổi dựa theo sự biến đổi của văn hóa và khoa học của con người. Trước Galileo, người ta dẫn Kinh Thánh nói rằng Trái Đất là trung tâm vũ trụ. Đương nhiên bây giờ không ai nói như vậy nữa.
Ngoài ra, còn có sự lý giải khác nhau về tình yêu của Chúa dành cho con người, giáo hội La Mã cho rằng Chúa chỉ dành tình yêu cho những người tin Chúa và đồng thời phải phục vụ cho giáo hội, sau đó, khi người này chết đi thì sẽ được giáo hội làm phép để về với Chúa. Tuy nhiên, khi nhận thấy giáo hội lợi dụng việc này để bán phép giải tội nhằm trục lợi cá nhân. Martin Luther đã cho rằng “giáo hội dựa vào thẩm quyền nào để thay Chúa”, chỉ có Chúa mới có thẩm quyền phán xét tội lỗi của con người. Từ đó, đạo Tin lành ra đời với một lý giải về tình yêu của Chúa là: chỉ cần tin Chúa là sau khi chết sẽ về với Chúa. Đương nhiên, trong Kinh Thánh chẳng có dòng nào, chữ nào nói về giáo hội la mã hay Tin lành cả. Tất cả chỉ là do con người tạo ra.
Trong Kinh Thánh, Chúa tạo ra Adam và Eva, là 2 con người đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, những người thuộc nhóm (% Humans evolved, with God guiding) nói hoàn toàn khác (http://biologos.org/common-questions/human-origins/were-adam-and-eve-historical-figures)


Tôi tạm dịch: "Khi có nhiều lý giải khác nhau về Kinh Thánh, nhà thờ có thể xem xét một cách hợp lý cách lý giải nào mà Chúa hiện diện trong thế giới tự nhiên, vì một lý giải phù hợp với Kinh Thánh sẽ không xung đột với cái mà chúng ta tìm thấy. Ở Biologos, chúng tôi bị thuyết phục bởi các bằng chứng khoa học chứng tỏ con người tiến hóa, có cùng một tổ tiên chung với tất cả các sự sống khác trên trái đất. Hơn nữa, ngày càng có nhiều khả năng rằng sự đa dạng di truyền giữa con người ngày nay không thể đến từ chỉ hai cá thể trong quá khứ, mà đến từ một quần thể gồm cả ngàn cá thể."
Tới đây, tôi xin lưu ý những quan điểm của tổ chức Biologos mà tôi đưa ra là thuộc về những người tin vào thuyết tiến hóa, đồng thời cũng tin vào Chúa hướng dẫn quá trình này. Những người này tin vào thuyết tiến hóa của Darwin xảy ra y như bản chất của nó. Tuy nhiên, tuy họ vẫn tin vào Chúa, họ lại diễn giải Kinh Thánh khác xa so với ban đầu. Họ loại bỏ hầu hết những gì quan trọng mà Kinh Thánh nói về nguồn gốc: Adam và Eva, đại hồng thủy (http://biologos.org/common-questions/biblical-interpretation/genesis-flood). Nói tóm lại, họ sẵn sàng thay đổi cách hiểu Kinh Thánh để phù hợp với bằng chứng khoa học được khám phá. Do đó, tuy là nói họ vừa tin vào tiến hóa, vừa tin vào Chúa. Nhưng vai trò của Chúa đã bị làm yếu đi rất nhiều trong tiến hóa.
Vậy, quan điểm của nhóm người “trung gian” trên sẽ không dễ dàng được chấp nhận trong cộng đồng những người tin vào tiến hóa do tác động của tự nhiên; chỉ bởi vì nhóm người “trung gian” này vẫn còn tin vào sự can thiệp của Chúa trong tiến hóa. Tuy nhiên, ông Hưng lại đưa ra kết luận ngược lại: những người “trung gian” này không ủng hộ Thuyết tiến hóa của Darwin. Tôi không biết ông Hưng rút ra kết luận này ở đâu, trích dẫn từ nguồn nào. Hay là từ một mớ bòng bong lập luận “trần truồng”. Từ tổ chức Biologos, một tổ chức đại diện cho nhóm người “trung gian” mà tôi đã đưa ra các ví dụ ở trên, chúng ta có thể thấy rằng tổ chức này HOÀN TOÀN ỦNG HỘ TIẾN HÓA XẢY RA, CÔNG NHẬN TIẾN HÓA LÀ MỘT LÝ THUYẾT KHOA HỌC DỰA TRÊN CÁC BẰNG CHỨNG VÀ CÁC QUAN SÁT ĐÃ ĐƯỢC KIỂM NGHIỆM. HƠN NỮA, TỔ CHỨC BIOLOGOS CŨNG CÔNG NHẬN TIẾN HÓA CÓ ĐƯỢC SỰ CÔNG NHẬN VÀ THỐNG NHẤT CHUNG GIỮA CÁC NHÀ KHOA HỌC VÀ KHÔNG BỊ KHỦNG HOẢNG. Nhưng ông Hưng lại nói khác


Ông Hưng sau khi đã đưa ra lập luận sai lạc trên, ông ta đã nhanh nhẹn gộp chung những người thuyết Sáng Tạo và nhóm người “trung gian” lại với nhau. Tôi không hiểu con số 81 ở đâu ra, theo dữ liệu của Gallup, vào năm 2014, những người nhóm 1 là 31%, nhóm 2 là 19%; và nhóm 3 là 42%. Nếu ta cộng lại có 92%, vậy thì 8% nữa đang ở đâu. Có vẻ như ông Hưng không phải là người hay thắc mắc trước những điều khó hiểu, ông ta đã dễ dàng tạo dựng ra 8% để thêm vào nhóm 31% và 42% để tạo ra 81%. Đây chính là cái lắt léo trong lập luận của ông Hưng khiến nhiều người bị đánh lừa. Chẳng cần lý do, chẳng cần dẫn chứng, ông Hưng đã gộp nhóm “trung gian” vào nhóm thuyết Sáng Tạo. Nhưng điều quan trọng là nhóm “trung gian” có thật sự thuộc nhóm thuyết Sáng Tạo hay không.
Ken Ham, một người ủng hộ thuyết Sáng Tạo và là chủ tịch tổ chức Answers in Genenis và Creation Museum đã nói “it is compromisers like Collins who cause people to doubt and disbelieve the Bible—causing them to walk away from the church.” (những người thỏa hiệp như Collins làm người khác nghi ngờ và mất niềm tin vào Kinh Thánh – khiến họ từ bỏ giáo hội) (https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c_BioLogos)
Đúng như Ken Ham đã nói, nhóm người “trung gian” mà điển hình là Francis Collins đã thay đổi nội dung Kinh Thánh, do đó sẽ làm mất đi sự hoàn chỉnh của Kinh Thánh (vốn đã không hoàn chỉnh rồi). Trong một bài viết, chính ông Hưng cũng đã chỉ trích Francis Collins vì quan điểm thỏa hiệp của ông ta (https://viethungpham.com/2015/08/28/mendel-disproved-darwinism-mendel-bac-bo-hoc-thuyet-darwin/)


Do đó, tôi rất ngạc nhiên khi ông Hưng bất chấp những điều mình đã nói trước đó, mà kéo tay Francis Collins đứng chung hàng ngũ với ông ta để chống tiến hóa. Nhưng sự thật là Francis Collins ủng hộ tiến hóa đó chứ, những chỉ trích của ông Hưng ở trên là bằng chứng rõ nhất cho việc này.
Trong khảo sát của Gallup, họ gọi những người ủng hộ tiến hóa và những người “trung gian” là 2 cách giải thích về tiến hóa. Vì sao như vậy, vì những người “trung gian” tin là có tiến hóa xảy ra, giống như niềm tin của người ủng hộ tiến hóa. Nhưng người ủng hộ tiến hóa cho rằng: tiến hóa xảy ra dưới tác động của tự nhiên; những người “trung gian” cho rằng: tiến hóa xảy ra dưới tác động của Chúa. TỪ ĐÓ TÔI SẼ GỌI NHỮNG NGƯỜI ỦNG HỘ TIẾN HÓA LÀ NHÓM TIẾN HÓA TỰ NHIÊN, VÀ NHÓM NGƯỜI “TRUNG GIAN” LÀ NHÓM TIẾN HÓA HỮU THẦN.


Việc gọi nhóm “trung gian” là tiến hóa hữu thần không phải do tôi tạo ra, mà tôi dịch lại từ cụm từ theistic evolution được đề xuất bởi người đại diện của nhóm “trung gian” là Francis Collins. Điều này được đề cập đến trong một bài báo trên tạo chí khoa học nổi tiếng nhất của thế giới là Nature


Tôi tạm dịch phần được tô đậm: “Ông ta sau đó đưa ra lý giải đằng sau trường phái của chính ông ta về cách nghĩ tôn giáo: tiến hóa hữu thần, mà cho rằng tiến hóa là thật, nhưng được đặt trong sự chuyển động bởi Chúa”
Mặt khác, tôi sử dụng từ tiến hóa tự nhiên để chỉ những người theo thuyết tiến hóa nhưng không tin có can thiệp. Cụm từ này xuất phát từ ý nghĩa của hai cách giải thích khác nhau về tiến hóa. Cả 2 cách giải thích đều ủng hộ tiến hóa nên có chung cụm từ “tiến hóa”. Tuy nhiên, nhóm ủng hộ tiến hóa với quan điểm là tiến hóa do tác động của tự nhiên, không có sự xuất hiện của thần thánh; nhóm này sẽ được gọi là tiến hóa tự nhiên.
Khảo sát của Gallup không phải về thuyết tiến hóa mà là về quan điểm về nguồn gốc con người, và kết quả có 3 nhóm khác nhau. Tuy nhiên, nếu Gallup đưa ra khảo sát đơn thuần về thuyết tiến hóa. Tôi sẽ chắc chắn là chỉ có 2 nhóm: ủng hộ và không ủng hộ. Trong đó, nhóm ủng hộ sẽ bao gồm tiến hóa tự nhiên và tiến hóa hữu thần, vì cơ bản 2 nhóm này cùng chấp nhận thuyết tiến hóa. Còn nhóm không ủng hộ là nhóm Sáng Tạo. Tại sao nhóm tiến hóa hữu thần không thể nào gộp chung vào nhóm Sáng Tạo? Khi nhìn vào đồ thị của Gallup, ta thấy vào các thời điểm mà khi phần trăm nhóm này tăng lên thì phần trăm nhóm kia giảm đi. Vào năm 1982 đến 1993, nhóm Sáng Tạo tăng lên và nhóm tiến hóa hữu thần giảm đi. Đến năm 1998, nhóm Sáng Tạo giảm đi và nhóm tiến hóa hữu thần tăng lên. Ta thấy xu hướng này lập lại vào các năm: 2005, 2006, 2007, 2008, 2011, 2012. Chính các xu thế tăng-giảm đối nghịch giữa 2 quan điểm chứng tỏ đây là 2 quan điểm rất mâu thuẫn với nhau. Chính việc tin hòan toàn thuyết tiến hóa và giảm bớt vai trò của Chúa của tiến hóa hữu thần khiến những người đề cao Chúa của nhóm Sáng Tạo không bao giờ chấp nhận họ. Hơn nữa giữa 2 quan điểm này không có gì là chung cả: vừa mâu thuẫn với nhau về tiến hóa (tin tiến hóa vs. không tin tiến hóa), vừa mâu thuẫn về niềm tin vào Chúa (giảm thiểu Chúa vs. đề cao Chúa).
Ngược lại, nhóm người tiến hóa hữu thần tuy không có chung quan điểm về Chúa nhưng lại có chung quan điểm về tiến hóa với nhóm tiến hóa tự nhiên. Kết luận này dựa trên rất nhiều ví dụ ở trên mà tôi đã đưa ra


Trong bài viết của ông Hưng, ông ta chẳng nói gì về mục đích thật sự của Gallup, không hề đề cập đến nguồn gốc con người. Mà chỉ nhằm tiến hóa để tấn công. Vì vậy, để chiều ý ông Hưng và để công bằng, tôi sẽ gộp 2 nhóm ủng hộ tiến hóa tự nhiên và tiến hóa hữu thần vào thành một. Từ đó, chúng ta có thể thấy qua biểu đồ khảo sát của Gallup ở trên: nếu CHỈ DỰA VÀO NIỀM TIN VÀO THUYẾT TIẾN HÓA, thì những người tin vào thuyết tiến hóa vào năm 2014 là 50% (31% + 19%); những người phản đối thuyết tiến hóa là 42%.
Các bạn hãy chú ý kỹ ở đây, tên các các nhóm được Gallup viết rất rõ ràng và có chủ ý. Điển hình là 2 nhóm mà Gallup cho là 2 cách giải thích về tiến hóa: “% Humans evolved, with God guiding” và “% Humans evolved, but God had no part in process”. Tại sao điều này là quan trọng? Chúng ta hãy chú ý dấu phẩy ngăn cách giữa 2 vế này. Dấy phẩy này tạo ra 2 vế: vế tiến hóa và vế Chúa. Tức là, mục đích của Gallup muốn nhấn mạnh rằng cả 2 nhóm này cùng tin là tiến hóa xảy ra với con người; nhưng lại có quan điểm khác nhau về Chúa. Họ có thể gom lại thành một vế, nhưng việc gom lại có thể khiến đọc giả lầm lẫn. Tuy nhiên, vì một mục đích nào đó, ông Hưng lại gom 2 vế này thành một vế. Khiến người đọc xem nhóm người tiến hóa hữu thần “có vẻ giống” nhóm Sáng Tạo. Nhưng thực tế lại khác hoàn toàn.



Những khảo sát tiếp theo của Gallup nhằm so sánh quan điểm về nguồn gốc con người của 3 nhóm: tiến hóa tự nhiên, tiến hóa hữu thần và Sáng Tạo, dựa trên các đặc điểm về niềm tin, giáo dục và tuổi tác.


·         Đặc điểm niềm tin vào Chúa
Đương nhiên những người Sáng Tạo là siêng đi nhà thờ nhất 69%, kế đến là những người tiến hóa hữu thần 24% và ít đi nhà thờ nhất là tiến hóa tự nhiên 1%. Đây có thể được giải thích là có sự mâu thuẫn giữa tiến hóa và niềm tin vào Chúa. Những người thường xuyên đi nhà thờ nhất chính là những người chống tiến hóa. Trong khi đó, những người thuộc nhóm tiến hoá hữu thần, dù có tin vào Chúa, nhưng lại đi nhà thờ ít hơn gần 3 lần so với nhóm Sáng Tạo. Đây là bằng chứng chứng tỏ nhóm tiến hóa hữu thần tuy tin vào Chúa nhưng không tin vào Chúa mà nhà thờ rao giảng. Chúa của nhóm tiến hóa hữu thần thường được họ giải thích qua khoa học. Nếu nói về ít đi hay không bao giờ đi nhà thờ, nhóm tiến hóa hữu thần và tiến hóa tự nhiên lại có quan điểm rất giống nhau, 32% và 34%. Quan điểm của ông Hưng về điều này là gì


Đầu tiên, ông Hưng cho rằng “Tuy nhiên, cuộc tranh cãi xung quanh Thuyết Tiến hóa không phải là cuộc tranh cãi giữa tôn giáo với khoa học, đơn giản vì Thuyết Tiến hóa không phải là khoa học. Bằng chứng là có người vừa có đức tin tôn giáo cao vừa có niềm tin vào Thuyết Tiến hóa (1%)”. Tuy nhiên, bất cứ những người tham gia khoa học đều biết rằng: trong xác suất thống kê, bấy kỳ con số phần trăm nào nhỏ hơn 5% đều không có ý nghĩa. (https://en.wikipedia.org/wiki/P-value#Calculation)
Ví dụ khi chúng ta muốn kiểm tra tác dụng của thuốc lên cơ thể bệnh nhân. Chúng ta sẽ thiết kế thí nghiệm: một nhóm bệnh nhân uống thuốc, một nhóm khác uống giả dược (giả dược có thể là nước). Sau đó chúng ta sẽ đo các chỉ số của bệnh nhân để thống kê số liệu, chúng ta phải tính chỉ số P, chỉ số này sẽ cho ta biết kết quả của chúng ta có ý nghĩa thống kê hay không. Thường chỉ số P lấy ở ngưỡng 0,05; tức là 5%. Nếu kết quả thống kê của chúng ta thấp hơn 5%, chứng tỏ thuốc không có tác dụng. Nếu kết quả trên 5% chứng tỏ thuốc có tác dụng.
Do đó, con số 1% của ông Hưng hòan toàn không có ý nghĩa khoa học. Chúng ta chỉ có thể nói đó là sự ngẫu nhiên.
Hơn nữa ông Hưng cũng nói rằng: “ngay trong số những người có đức tin tôn giáo thấp (những người rất hiếm khi hoặc không bao giờ đến nhà thờ) thì số người tin vào Thuyết Tiến hóa vẫn chiếm thiểu số (34%).” Ở đây, ta có thể thấy rất rõ ràng là ông Hưng đã gộp chung 2 nhóm tiến hóa hữu thần và Sáng Tạo thành một để tăng số người chống tiến hóa. Như tôi đã nói rất kỹ ở trên, nhóm tiến hóa hữu thần ủng hộ tiến hóa và có quan điểm về Chúa khác với nhóm Sáng Tạo; làm sao những người nhóm Sáng Tạo lại chấp nhận những người tin vào tiến hóa và hạ thấp vai trò của Chúa. Ông Hưng là một người thuộc nhóm Sáng Tạo chống tiến hóa nhiệt thành, nhưng ông Hưng lại gom nhóm tiến hóa hữu thần vào, chủ yếu là để phục vụ cho bài viết hiện tại của ông ta, để lý luận của ông ta trở nên nặng ký hơn. Nhưng tôi nghĩ là ông Hưng sẽ có bài viết phản đối, chỉ trích nhóm tiến hóa hữu thần như ông ta đã từng chỉ trích Francis Collins (https://viethungpham.com/2015/08/28/mendel-disproved-darwinism-mendel-bac-bo-hoc-thuyet-darwin/)
Như vậy, nếu nói về niềm tin thuyết tiến hóa, thì ta thấy trong số những người hiếm/không bao giờ đi nhà thờ, những người tin vào tiến hóa chiếm 66%.

·         Đặc điểm giáo dục
Khảo sát tiếp theo là về trình độ văn hóa của các nhóm. Nhóm ủng hộ tiến hóa nhiều nhất là trên đại học, chiếm 68% (27% + 41%). Nhóm theo Sáng Tạo chiếm nhiều nhất là trình độ dưới trung học 57%. Ông Hưng đã nói gì về việc này


Một lần nữa, ông Hưng lại cộng gộp nhóm tiến hóa hữu thần mà ông ta đã có lần chỉ trích vào nhóm Sáng Tạo của ông ta. Mặt khác, ông ta còn nói “Ngay trong đám trí thức nhiều chữ nghĩa, thậm chí trong đám trí thức hành nghề sinh học, rất nhiều người đến nay vẫn không biết những sự thật lừa đảo trong Thuyết Tiến hóa, hoặc biết mà cố tình lảng tránh sự thật,”. Điều này thật là hài hước, câu trả lời cho sự hài hước này nằm chính trong số liệu. Như lý luận ở trên, nếu chỉ nói về tiến hóa, tôi sẽ gom chung 2 nhóm ủng hộ tiến hóa là tiến hóa hữu thần và tiến hóa tự nhiên thành một nhóm.
Nếu xét trình độ dưới trung học, ủng hộ tiến hóa là 13%, chống tiến hóa cũng 57%. Tức là những người này chỉ có nghe nói đến tiến hóa chứ chưa được học bài bản. Nềm tin phần lớn được quyết định bởi truyền thống gia đình. Gia đình tin gì, đứa trẻ sẽ tin như vậy. Sau trung học, ủng hộ tiến hóa là 46%, chống tiến hóa là 46%. Tới đây, chúng ta thấy tỷ lệ ủng hộ tiến hóa tăng vọt lên gấp 3,5 lần. Trong khi đó, nhóm chống tiến hóa giảm 11% (57%-->46%). Điều này cho thấy những ràng buộc về tôn giáo đã ngăn cản sự chấp nhận tiến hóa.
Ở trình độ đại học, ủng hộ tiến hóa là 49%, phản đối tiến hóa là 49%. Mô hình này y chang như sau trung học, tỷ lệ ủng hộ và chống tiến hóa ngang nhau. Sự thay đổi niềm tin về tiến hóa từ sau trung học đến đại học là không đáng kể, ủng hộ tiến hóa tăng lên 3% (46%-à49%), chống tiến hóa tăng 3% (46%-à49%). Nếu theo ông Hưng “tiến hóa là phản khoa học và được nhồi sọ” thì khi trình độ cao hơn, được học nhiều hơn, sẽ được nhồi sọ nhiều hơn. Khi đó, những người ủng hộ tiến hóa phải tăng mạnh lên. Đồng thời, những người chống tiến hóa phải giảm xuống, tuy không giảm mạnh, nhưng vì được nhồi sọ (theo cách nói của ông Hưng) nên chắc chắn phải giảm. Tuy nhiên, kết quả chỉ là sự tăng nhẹ và giảm nhẹ của 2 bên. Điều này chỉ có thể lý giải là thuyết tiến hóa chưa được hiểu rõ. Do đó, khi không hiểu được căn bản thì dù có học thêm nữa thì cũng chẳng vô đầu được. Điển hình như chúng ta, sau khi học tiến hóa ở nhà trường, 100% sẽ quên sạch sau khi tốt nghiệp phổ thông. Cách dạy ở nhà trường khiến thuyết tiến hóa cực kỳ khó hiểu. Tôi có những người bạn đại học, sau khi tốt nghiệp, họ chỉ biết về tiến hóa, về Darwin mà họ không nhớ tiến hóa nói gì cả.
Ở trình độ sau đại học, ủng hộ tiến hóa là 68%, phản đối tiến hóa là 27%. Trình độ sau đại học là trình độ thạc sỹ và tiến sỹ. Ở trình độ này, người ta sẽ nghiên cứu khoa học độc lập ngoài thực địa hay phòng thí nghiệm, không còn phụ thuộc trường lớp nữa; nói tóm lại là tự học là chủ yếu. Nên chúng ta không thể nói những người này bị nhồi sọ được. Lúc này, họ đã có đầy đủ nền tảng khoa học và tri thức để có thể tự mình phán xét khoa học. Ở trình độ này, những người ủng hộ tiến hóa tăng mạnh 19% (49%-->68%), nhưng đáng ngạc nhiên là những người chống tiến hóa lại giảm mạnh 22% (49%à27%). Nếu tiến hóa không phải khoa học thì lúc này, khi đã thoát khỏi trường lớp và không còn được nhồi sọ, số người chống tiến hóa phải tăng lên chứ. Tuy nhiên kết quả lại hoàn toàn khác, số người chống tiến hóa giảm mạnh.
Một nhóm người theo Sáng Tạo với bản chất ban đầu là chống tiến hóa (57%). Sau khi lên trung học và đại học thì giảm nhẹ xuống (46% ở trung học và 49% ở đại học). Kết quả này có thể là do việc học tiến hóa ở nhà trường mà ông Hưng nói là “nhồi sọ”. Tuy nhiên khi lên trình độ cao hơn sau đại học, khi đã thoát khỏi ghế nhà trường, khi không còn áp lực học tiến hóa để thi cử, thì theo logic số người chống tiến hóa phải tăng lên chứ. Tuy nhiên kết quả hoàn toàn khác, số người chống tiến hóa lại giảm mạnh 22% (49%à27%). Vậy có thể nói việc phản đối tiến hóa không phải xuất phát từ bản chất khoa học của thuyết tiến hóa, mà là sự ràng buộc về niềm tin tôn giáo từ gia đình (57% khi còn trẻ con và 46% khi đang học trung học). Ta chú ý rằng nhóm người này có 2 giai đoạn giảm, giai đoạn một là từ trước trung học đến trung học, giai đoạn 2 là từ đại học đến sau đại học. Ở giai đoạn một, giai đoạn này tương đương từ tiểu học đến cấp 3 ở Việt Nam, khi còn gắn liền với gia đình nên đứa trẻ bị chi phối bởi truyền thống gia đình theo tôn giáo và không biết gì về tiến hóa. Sau đó, khi được học tiến hóa ở nhà trường, mới có sự giảm số lượng chống tiến hóa là 11% (57%-->46%), tuy nhiên, sự giảm này không nhiều vì 3 nguyên nhân:
1.      Vẫn còn chịu sự ràng buộc theo tôn giáo từ gia đình
2.      Hiểu rất mập mờ về tiến hóa
3.      Chưa đủ tri thức để có khả năng tư duy khoa học
Tuy nhiên, ở giai đoạn 2, là từ đại học đến sau đại học, hầu hết là thạc sỹ, tiến sỹ. Chúng ta thấy số lượng chống tiến hóa giảm đi phân nửa so với giai đoạn 1 là 22% (49%à27%). Ở giai đoạn này, khi không còn sự lệ thuộc vào tôn giáo gia đình và quan trọng hơn hết là đã hoàn toàn trưởng thành về tư duy khoa học. Lúc này, họ mới có thể tìm hiểu tiến hóa bằng tư duy khoa học. Nhưng tại sao số người chống tiến hóa vẫn còn là 27%. Như tôi đã nói, khi bạn đã thoát ly với tôn giáo thì bạn mới sử dụng được tư duy khoa học. Chúng ta dễ dàng thấy rằng, 27% này là những người tuy có tư duy khoa học, nhưng họ lại tự nhận mình thuộc thuyết Sáng Tạo, tức là tin vào Chúa. Và các bạn nên để ý rằng, trong toàn bộ lịch sử của con người, tôn giáo và khoa học nhiều lần mâu thuẫn. Và khoa học duy nhất có thể làm đảo lộn sự tồn tại của quan điểm tôn giáo cứng nhắc là thuyết tiến hóa của Darwin. Do đó, tuy họ có tư duy khoa học trong rất nhiều lĩnh vực, nhưng họ lại bác bỏ khoa học về tiến hóa vì nó mâu thuẫn với Chúa của họ. Chúng ta dễ dàng thấy ông Hưng thuộc nhóm thiểu số 27% này.

·         Đặc điểm tuổi tác
Về mặt tuổi tác, khảo sát Gallup cho thấy một xu hướng chung là những người ủng hộ thuyết tiến hóa là những người trẻ tuổi, còn những người chống tiến hóa là những người lớn tuổi. Ông Hưng đã nói gì


Ông Hưng nói rằng “Tuổi từ 18 đến 29 tin vào Thuyết Tiến hóa nhiều nhất, tuy vậy cũng chỉ đạt tới tỷ lệ 30% mà thôi”. Như tôi đã trình bày rất kỹ ở trên, ông Hưng đã gộp chung 2 nhóm hoàn toàn toàn trái ngược nhau là tiến hóa hữu thần và Sáng Tạo làm một. Như lý luận ở trên, nếu chỉ nói về tiến hóa, tôi sẽ gom chung 2 nhóm ủng hộ tiến hóa là tiến hóa hữu thần và tiến hóa tự nhiên thành một nhóm. Ở độ tuổi từ 18 đến 29, nhóm ủng hộ tiến hóa chiếm 65% (30% + 35%); nhóm chống tiến hóa chiếm 28%. Như vậy, ở tuổi đời trẻ thì đa số sẽ ủng hộ tiến hóa hơn gấp đôi so với chống tiến hóa. Ông Hưng nói là do “ảnh hưởng của nhà trường còn nặng, chưa đủ bản lĩnh để tư duy độc lập“ Tuy nhiên, chính tổ chức làm khảo sát này là Gallup bình luận về số liệu này là do sự khác biệt tôn giáo.


Tôi tạm dịch: “Những người Mỹ còn trẻ--những người ít tin vào tôn giáo hơn những người lớn tuổi—thì ít có khả năng chọn quan điểm Sáng Tạo so với những người Mỹ lớn tuổi. Những người Mỹ tuổi 65 và già hơn—những người tin nhiều nhất vào tôn giáo hơn bất kỳ nhóm nào—có nhiều khả năng chọn quan điểm Sáng Tạo nhất.”
Ông Hưng và tôi đều không phải người Mỹ nên khó giải thích chính xác đặc điểm tuổi tác ảnh hưởng đến niềm tin thuyết tiến hóa. Nhưng Gallup thì khác, công ty này đã thực hiện hàng ngàn cuộc khảo sát trên người Mỹ nên họ hiểu người dân Mỹ hơn ai hết.
Mặt khác, ông Hưng còn nói “Nhưng khi tuổi đời tăng lên, con người càng sâu sắc hơn, và do đó càng nhận ra những khiếm khuyết trong mớ sách vở nhà trường, sự trưởng thành và bản lĩnh cho phép con người có tư duy độc lập nhiều hơn. Khi đó người ta sẽ nhận ra những sai lầm của Thuyết Tiến hóa rõ hơn.” Điều này hoàn toàn trái ngược với số liệu về trình độ học vấn ở trên. Những người học càng cao thì chứng tỏ tuổi họ càng cao. Nếu theo như ông Hưng nói, thì những người học cao này càng phải chống tiến hóa. Điều này mâu thuẫn với số liệu về trình độ học vấn. Ta thấy ở nhóm người tin vào Sáng Tạo, khi còn đại học, 49% là chống tiến hóa; tuy nhiên, khi họ học cao lên đồng thời tuổi tác cũng cao lên, thì chỉ còn 27% là chống tiến hóa. Điều này cũng đúng trong nhóm ủng hộ tiến hóa, từ 49% ủng hộ khi còn đại học đã tăng lên tới 68% khi học cao lên.
Nói tóm lại, giải thích về đặc điểm tuổi tác theo quan điểm của Gallup là chính xác nhất. Chính là do sự khác nhau về tôn giáo của 2 độ tuổi dẫn đến niềm tin về tiến hóa khác nhau giữa 2 độ tuổi

KẾT LUẬN

Trong bài này mục đích chính là tôi muốn nói tới nhóm tiến hóa hữu thần qua phân tích về quan điểm của tổ chức Biologos mà người đứng đầu là Francis Collins. Tiến hóa hữu thần chủ trương thống nhất khoa học và tôn giáo. Trong đó, họ hoàn toàn tin vào thuyết tiến hóa theo đúng bản chất của nó mà Darwin đã đưa ra, đồng thời họ cũng lý giải nội dung của Kinh Thánh phù hợp hơn với khoa học. Điều này hoàn toàn trái với thuyết Sáng Tạo, mà ông Hưng là người ủng hộ thuyết này, cho rằng không có tiến hóa và đề cao vai trò của Chúa. Thì tiến hóa hữu thần lại ủng hộ tiến hóa và hạ thấp Chúa. Nói chung, hoàn toàn không có sự giống nhau nào về bất kỳ quan điểm nào giữa tiến hóa hữu thần và Sáng Tạo. Vậy tiến hóa hữu thần có đặc điểm nào giống tiến hóa tự nhiên hay không? Tôi xin trả lời là có. Vì tiến hóa hữu thần và tiến hóa tự nhiên đều có chung quan điểm ủng hộ tiến hóa theo đúng bản chất của nó mà Darwin đã đưa ra. Tuy nhiên, tiến hóa hữu thần giải thích tiến hóa là do Chúa, còn tiến hóa tự nhiên giải thích tiến hóa là do tự nhiên
Tiến hóa hữu thần là một lựa chọn cho những người tôn trọng chân lý, tri thức và ham hiểu biết; nhưng lại không muốn từ bỏ đức tin của mình. Tuy rằng cả 2 nhóm Sáng Tạo và tiến hóa tự nhiên đều chỉ trích tiến hóa hữu thần. Nhưng qua khảo sát của Gallup, tiến hóa hữu thần vẫn chiếm một số lượng rất đông: 31% vào năm 2014. Tất cả chúng ta ai cũng đều yêu mến khoa học, tôn trọng chân lý và ham hiểu biết. Tuy nhiên, một số người lại đi lạc vào trang web của ông Hưng, một người theo thuyết Sáng Tạo. Với niềm tin vào tôn giáo nhất quán và kiên định, ông Hưng luôn giải thích tự nhiên bằng tôn giáo. Trong trang web của ông Hưng, không hề có phương pháp khoa học, không hề có tư duy khoa học. Chỉ toàn là thông tin mù mờ, rất ít dẫn chứng, sử dụng từ ngữ dẫn dắt người xem, ép người đọc phải hiểu theo cách ông Hưng muốn mà không cho người ta sự tư duy. Tôi xin đưa ra một trường hợp sau: (https://viethungpham.com/2016/06/26/gallups-poll-on-evolution-tham-do-cua-vien-ga-lop-ve-tien-hoa/)


Ông Hưng đưa ra 2 câu hỏi kiểu dẫn dắt, mớm lời và bỏ chữ vào miệng người đọc. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ, trước khi bàn đến câu hỏi của ông Hưng.
Nếu anh A hỏi anh B: Bạn có biết là bạn bị gay không? (gay là đồng tính nam). Đây có vẻ là câu trả lời có/không đơn giản. Tuy nhiên vấn đề lại hoàn toàn khác. Nếu B là gay thì B sẽ nói có. Nếu B không gay thì B sẽ nói không: Tớ không biết là tớ bị gay. Câu này có nghĩa là không phải B nói là B không gay mà là B nói là B bị gay mà B không biết. A đã tạo ra một câu hỏi gài bẫy hay mớm lời cho B.
Trong câu hỏi của ông Hưng “Quý vị có biết những vụ lừa đảo trong Thuyết Tiến hóa không?”. Dù chúng ta trả lời có hoặc không đều đúng ý ông Hưng muốn chúng ta nói. Nếu trả lời có, ông Hưng sẽ nói: vậy là bạn biết tiến hóa có vụ lừa đảo. Nếu chúng ta không biết vụ lừa đảo nào hết, thậm chí chúng ta chắc chắn không có vụ lừa đảo nào hết, chúng ta sẽ chọn “không” (chúng ta sẽ trả lời là: tôi không biết có vụ lừa đảo nào trong tiến hóa); ngay lập tức, ông Hưng sẽ nói vậy là bạn xác nhận có vụ lừa đảo đó chứ chỉ là bạn không biết thôi. Dạng câu hỏi mớm mồi này thường có 2 vế: một vế hỏi và một vế khẳng định. Ví dụ trong câu “Quý vị có biết rằng TS Collins kết luận mã DNA là ngôn ngữ của Chúa không?” vế hỏi là “Quý vị có biết…không?”, vế khẳng định là “TS Collins kết luận mã DNA là ngôn ngữ của Chúa”. Dù bạn trả lời vế hỏi như thế nào, thì bạn cũng đã ngầm xác nhận vế khẳng định là quan điểm của bạn.
Một số độc giả trên Evolit hay nói chúng tôi bắt bẻ câu chữ. Tôi thấy các bạn quá dễ dãi với câu chữ nên dễ bị mắc lừa vào cái bẫy câu chữ do người khác tạo ra. Ông Hưng là một người biết về triết học nên sính nói chữ. Ông Hưng hay khai thác sự dễ dãi và cả tin của độc giả, và sử dụng câu chữ lắt léo để dẫn dắt. Tôi đã đưa dẫn chứng ở trên là ông Hưng từng chỉ trích Francis Collins vì tin vào tiến hóa. Vậy mà trong bài này ông Hưng lại nói những người như Francis Collins hoàn toàn chống tiến hóa.

Như EvoLit đã nhiều lần đề cập, có rất nhiều người trên thế giới không gặp bất cứ vấn đề gì trong việc vừa ủng hộ tiến hóa và làm khoa học vừa giữ gìn đức tin (Chùm bài Ai Đang Từ Bỏ Tiến Hóa? Phần 1, 3, 4). Nếu bạn đọc của Evolit muốn tìm hiểu về tiến hóa, nhưng lại ngại nó sẽ ảnh hưởng niềm tin tôn giáo của các bạn. Tôi thành thật khuyên các bạn nên xem xét một cách nghiêm túc về tiến hóa hữu thần. Khi tìm hiểu về tiến hóa hữu thần, tôi tin rằng các bạn sẽ có tư duy khoa học chính xác, đồng thời các bạn cũng thấy được vẻ đẹp cùng với những khiếm khuyết của tự nhiên. Các bạn có thể bắt đầu bằng cách tiếp cận tổ chức Biologos qua website: http://biologos.org/

10 nhận xét:

  1. Cho mình hỏi TN chút xíu vì mình đang thắc mắc về cái định nghĩa của 2 chữ "CHÂN LÝ" (Truth). Bình thường mình thấy các tôn giáo hay sử dụng từ này cho cái gì đó có giá trị tuyệt đối và coi như đúng 100%. Còn trong Khoa Học, theo mình được biết từ việc đọc trên các diễn đàn thì người ta không bao giờ khẳng định các học thuyết (Scientific Theory) đúng 100% cả. Nên TN có thể giải thích dùm mình thêm về định nghĩa "Chân Lý" trong Khoa Học.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    2. Bạn Lam Le thân mến
      Chân lý là một cái gì đó chắc chắn đúng và không bao giờ thay đổi theo thời gian
      Đúng là trong khoa học chẳng ai dùng từ chân lý khi viết bài báo, trong hội nghị. Vì bất cứ một nhà khoa học nào cũng quan niệm trong đầu rằng HỌ LÀ ĐI TÌM CHÂN LÝ CHỨ KHÔNG PHẢI TÌM ĐƯỢC CHÂN LÝ.

      Có một nguyên tắc trong khoa học là nguyên tắc phản nghiệm (Falsifiability). Tức là một lý thuyết được gọi là khoa học thì lý thuyết đó phải có khả năng bị chứng minh là sai. Ví dụ câu nói nước nguyên chất sôi ở 100 độ C. Thì câu nói này dễ dàng bị chứng minh là sai khi có ai đó cắm nhiệt kế vào nước đang sôi, nếu nhiệt kế lớn hơn hoặc nhỏ hơn 100 độ C thì câu nói này là sai.
      Như thuyết tiến hóa của Darwin cũng có khả năng bị chứng minh là sai. Thuyết tiến hóa nói rằng cá phát triển thành bò sát rồi bò sát phát triển thành động vật có vú trong đó có con người. Do đó, nếu người ta tìm được một bộ xương hóa thạch của người nó niên đại ngang với khủng long (một loài bò sát) thì chắc chắn thuyết tiến hóa sẽ sai. Trong cuốn nguồn gốc các loài, chính Darwin đã từng nói "Nếu ai đó chứng minh được rằng có một bộ phận cơ thể phức tạp mà không được hình thành bởi vô số các biến đổi nhỏ liên tiếp nhau, thì lý thuyết của tôi sẽ sụp đổ hoàn toàn." Điều này chứng tỏ darwin có suy nghĩ như một nhà khoa học.

      Do đó, một lý thuyết khoa học luôn luôn phải chịu thử thách và luôn luôn đứng trước nguy cơ bị chứng minh là sai. Bạn có thể nghĩ rằng nếu bất kỳ một thời điểm nào trong 1000 năm hay thậm chí 10,000 năm tiếp theo. Nếu con người tìm ra bất cứ bằng chứng thực nghiệm nào mâu thuẫn với tiên đoán của lý thuyết khoa học. Thì dù bị chấp nhận trong 1,000 năm, nhưng lý thuyết khoa học vẫn bị xem là sai và không còn giá trị.

      Do đó, một lý thuyết khoa học không bao giờ được gọi là chân lý. Vì bạn không thể nào biết chắc rằng nó có thể đứng vững trong tương lai hay không. Bạn cũng không bao giờ biết có tồn tại bằng chứng nhằm chứng minh nó sai hay không. Do đó, nhà khoa học không bao giờ tìm được chân lý mà là họ đang đi tìm chân lý

      Ngược lại trong tôn giáo thì khác. Như bạn đã thấy ở trên, nếu một câu nói nào đó có khả năng bị chứng minh là sai thì câu nói đó không bao giờ là chân lý. Tuy nhiên, 100% những câu nói trong kinh thánh là KHÔNG THỂ ĐƯỢC CHỨNG MINH LÀ SAI. Do đó, những người tôn giáo mặc nhiên coi kinh thánh là chân lý. Từ đó ta có thể suy ngược lại, một lý thuyết được gọi là khoa học khi nó có khả năng bị chứng minh là sai, nhưng kinh thánh không thể bị chứng minh là sai, do đó kinh thánh ko thể coi là khoa học. Mình thật mắc cười khi thấy cụm từ "khoa học tôn giáo" nhan nhản trên các trang web tôn giáo
      Điều này dẫn tới một hệ lụy khác, nếu bạn hỏi một nhà khoa học rằng: liệu có bất cứ thứ gì có thể khiến anh từ bỏ niềm tin vào một lý thuyết khoa học hay không. Nhà khoa học chắc chắn sẽ nói: có, khi có một bằng chứng xuất hiện và mâu thuẩn với lý thuyết đó. Nếu bạn hỏi một người tôn giáo rằng : liệu có bất cứ thứ gì có thể khiến anh từ bỏ niềm tin vào kinh thánh hay không. Tôi chắc chắn họ sẽ nói không, kinh thánh luôn là chân lý dù cho trời có sập đi chăng nữa.

      Do đó, Nếu ai đó nói với bạn rằng: tôi đã tìm được chân lý; hay điều đó là chân lý, hãy tin vào nó. Thì bạn nên chắc rằng những thứ đó không phải là khoa học gì cả. Mà chỉ là niềm tin cá nhân

      Xóa
  2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ủa, không biết bạn Son Norman căn cứ vào đâu mà nói bạn TN và Evolit như thế nhỉ?
      Cách nói đó là cách nói nhạo báng, xúc phạm một cách HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ CĂN CỨ.
      Chỉ khi nào con người ta vào đường cùng, nói không lại, không có lí lẽ bằng, mới đi xúc phạm người khác một cách không có căn cứ như thế.
      Điều đó chứng tỏ, những gì TN và Evolit nói là đúng, Son Norman nói không lại, mới phải đi xúc phạm người khác.
      Lêu lêu.

      Xóa
    2. Thực lòng là t thấy mắc cười, cười vui thật chứ ko phải cười mỉa trước sáng tác của Son Norman, nhưng thôi ra đảo cho sạch :D "TN hàng ngày cưỡi khỉ đột đi dạo TP HCM
      Evolit mỗi tối lấy chuối chát lên mặt rồi cho tinh tinh liếm
      Nghề của TN là lấy mông kì cọ tượng của Darwin
      Nghề của Evolit là cạo lông cho đười ươi

      Người thân của TN có cô Lucy
      Người thân của Evolit có chú Neanderthal đầu to, viêm khớp, còi xương"

      Xóa
  3. Admin đâu rồi, cho bạn Son Norman tâm thần này ra đảo gấp.

    Son Norman bị bệnh tâm thần rồi. spam phiền quá. Hơi đây ngồi đọc Son Norman spam làm bẩn page.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Qua bên trang ông Hưng mới đáng sợ, còn khùng hơn tay này.

      Xóa
  4. Mình vừa mừng vừa buồn vì thấy trang này. Mừng vì mình đã xem ông Hưng và biết đó thực sự là một gã ba trợn cóc biết gì về khoa học, thậm chí những tiêu chí cơ bản nhất của khoa học ông ta cũng cóc biết, nhưng mình oải chè đậu và không muốn cãi với ông đó làm gì, nay có bạn làm dùm, mừng thật. Bạn biết không, mình không có vấn đề lấn cấn chi với tôn giáo cả, vì có những nhà khoa học vĩ đại vẫn tin vào thượng đế, đó là quyền của họ, nhưng ông Hưng thì khác, ông ta không hiểu khoa học là cái gì. Mình mong có dịp rảnh sẽ viết, và nếu bạn rảnh viết dùm mình, không phải để dạy ông Hưng đâu, vì ông ta vô phương dạy rồi, cứ để ông ta ngu vĩnh viễn. Viết là để các bạn trẻ đừng đọc ông ta mà hiểu sai bét về khoa học mà thôi.
    Nhưng mình cũng có hơi buồn. Là những chuyện giản dị như thế mà ông Hưng cũng có thế nói bậy được, và cũng có kẻ tin. Qúi bạn. Chúc bạn đi tiếp trên con đường quảng bá khoa học.
    Mến nhiều.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @ ongsauhung ong:
      Cảm ơn bạn rất nhiều vì ủng hộ Evolit, lời nói chân thành của bạn là động lực cho chúng tôi tiếp tục hành trình khoa học. Hy vọng bạn chia sẽ các bài viết của chúng tôi để mọi người có thể hiểu đúng đắn về tiến hóa, một lý thuyết hiện nay đang bị rất nhiều hiểu lầm tai hại

      Xóa

Quy định về bình luận cho môi trường thảo luận xanh, sạch, đẹp từ ngày 14/06/2016
*Vui lòng cư xử trí thức, lịch sự
*Đây là trang web khoa học, vui lòng không bàn tôn giáo. Sau một lần nhắc nhở sẽ bị xóa
*Đây là trang web học thuật, tranh luận phải có cơ sở. Những phát ngôn không có căn cứ gây mất thời gian của tất cả mọi người, vì thế nếu sau khi nhắc nhở mà vẫn tái phạm, sẽ bị xóa hết bình luận

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Copyright 2012 - Evolit. Được tạo bởi Blogger.

Ảnh đại diện

Ảnh đại diện
Một ý tưởng thay đổi thế giới

Text Widget

EVOLIT LÀ THƯ VIỆN CÁC TÀI LIỆU VỀ TIẾN HÓA VÀ SINH HỌC

Hãy tìm đến:
Evolit.tk
Tienhoa.tk

Bất cứ khi nào bạn không truy cập được vào EvoLit, hãy nhớ www.sinhtienhoa.blogspot.com

Evolit ở chỗ khác

follow me on youtube

About Me

Căn bản

Bấm CC, chọn Vietnamese để xem phụ đề TIẾN HÓA LÀ GÌ?
BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
“Không gì trong sinh học có ý nghĩa trừ khi có ánh sáng của tiến hóa” - Theodosius Dobzhansky
“Không gì trong sinh học có ý nghĩa trừ khi có ánh sáng của tiến hóa” - Theodosius Dobzhansky

THÔNG BÁO DỜI NHÀ

Để tăng cường an ninh và tạo môi trường sạch đẹp hơn, EvoLit đã chuyển sang www.sinhtienhoa.wordpress.com , mời đồng bào sang ủng hộ. Blo...

Blog sạch

MyFreeCopyright.com Registered & Protected