31 tháng 5, 2016

Ai Đang Từ Bỏ Tiến Hóa? Phần 2. Các nhà khoa học lỗi lạc?

II. Giới khoa học... huyền thoại? (Chắc khác giới khoa học... bình thường!)
Luận điểm 3. Nhưng... nhưng... nhưng nhiều bậc lỗi lạc...

Ờ...Không chấp nhận tiến hóa / tin vào Đấng sáng tạo.

Gạch đầu dòng thứ nhất.

Như tui đã nói ở trên, hai điều này không mâu thuẫn với nhau. Như bạn sẽ thấy ở phần sau, bạn hoàn toàn có thể tin vào một Đấng Sáng tạo đã dìu dắt hoặc cho phép tiến hóa xảy ra bằng cách thiết lập các định luật tự nhiên, hoặc tạo ra sự sống đầu tiên để tiến hóa có thể bắt đầu (dù những người chống tiến hóa có muốn nói với các bạn thế nào, thì thuyết tiến hóa sinh học không hề cố gắng giải thích nguồn gốc cả vũ trụ hay sự hình thành sự sống, thuyết tiến hóa chỉ là một mô hình giải thích và dự đoán đa dạng sinh học). Sự tồn tại của trường phái tiến hóa hữu thần, theistic evolution, (đã được website tôn giáo này trình bày rất chi tiết) bao gồm các tên tuổi như Tiến sĩ Francis Collins – lãnh đạo dự án giải mã nguồn gen người, Giáo sư Ken Miller của Đại học Brown như đã kể kỳ trước và Theodosius Dobzhansky, nhà di truyền học tiên phong trong việc kết hợp hai trường phái ‘lịch sử tự nhiên thực địa’ và ‘thử nghiệm trong phòng lab’ trong sinh học; đã chứng minh có một sự dung hòa giữa niềm tin tôn giáo lành mạnh và hoạt động khoa học nghiêm túc (miễn là phương pháp khách quan, kết quả trung thực).

Là một người Ki-tô Giáo, tôi rất hào hứng giới thiệu mọi người với Chúa Giê-su, có điều tôi không nghĩ mình nên làm điều đó trong lớp dạy khoa học.

Vì vậy không có chuyện các nhà tiến hóa “cáo buộc rằng nhà khoa học nào có tín ngưỡng, có Đạo thì đều thấp kém và do đó không đáng tin”, chĩa súng vào đầu sao? Cố gắng dùng hữu thần như thái cực đối lập của tin tiến hóa, rồi vì quá trời quá đất nhà khoa học hữu thần thì kết luận không ai tin tiến hóa “vô thần”, là đánh tráo khái niệm, một kiểu người rơm.


Thêm nữa, như cũng đã nói, đặt năm xuất bản Nguồn Gốc Các Loài (1859) làm mốc; những người trước thời này đơn giản là chẳng có trong tay một văn bản chặt chẽ nào về tiến hóa để xem xét, dù có tư duy tiến hóa cũng không có hệ thống bằng chứng nào. Nên chúng ta sẽ không chỉ lấy việc một người tin vào Đấng Sáng tạo để ngầm hiểu là họ chống tiến hóa ==> Sẽ chỉ xét những người trực tiếp nói họ chống thuyết tiến hóa.


Gạch đầu dòng số 2.
Và tui chắc các bạn cũng sẽ đồng ý, rằng dù một người ủng hộ/bác bỏ một quan điểm A có nổi tiếng, có thông tuệ đến thế nào, thì chúng ta cũng phải tự xem xét lí do tại sao họ lại ủng hộ/bác bỏ điều đó coi có chính đáng không, coi góc nhìn đó có còn đúng ở hiện tại không, rồi chúng ta mới tin theo. Đó mới là phong cách trí thức, còn “Ông X não to lắm, chọn theo ông X chắc không sai đâu” chỉ là đi đường tắt về nhận thức, là ôm chân người khổng lồ mà thôi.


_Nhà vật lý Nobel, Antony Hewish, cái ông phản đối là thuyết Big Bang và sự hình thành sự sống, cả hai đều không liên quan tới tiến hóa. Tiến hóa sẽ vẫn đúng nếu vũ trụ được hai du khách ngoài hành tinh biến ra.

_Câu của Tiến sĩ Arthur Compton cũng là nói về hình thành sự sống, nhưng ông nói câu này năm 1935, đã là hơn 80 năm về trước, thời mà Pasteur đã bác bỏ được ý tưởng tự sinh (spontaneous generation, cho rằng sự sống phức tạp như ruồi, giòi, chuột, bọ liên tục phát sinh, ngay cả trong hiện tại, từ rác rến, đồ ăn thừa) nhưng phải đợi chút nữa mới có thí nghiệm Urey-Miller (1953), tuy sơ khai, chưa chính xác, nhưng là mở đầu cho cuộc hành trình đi tìm điều kiện khả thi nhất của Trái Đất tiền sinh học cùng với các môn Hóa học, Địa chất, Khí tượng.... Để rồi nay, nhà khoa học đoạt giải Nobel Jack W. Szostak của trường Y Harvard cho ra mô hình khả dĩ về tế bào tiền sinh học đầu tiên. (EvoLit có một video có phụ đề về việc vấn đề này cho ai quan tâm).


Nhà khoa học đoạt giải Nobel Jack W. Szostak

_Về tiến sĩ Robert Millikan, theo một nguồn trung lập, Từ điển những người theo Thuyết Nhất Thể và người theo Thuyết Phổ Độ, “Thập niên 1920 […] Khi em rể ông là Robert E. Brown, một mục sư, kêu gọi ông vận động cộng đồng khoa học ủng hộ tiến hóa, Millikan soạn một tuyên bố, và Noyle chỉnh lý, được những nhà khoa học, trí giả hàng đầu và lãnh đạo cộng đồng cùng ký vào, bao gồm cả Bộ Trưởng Thương mại, Herbert Hoover.”, “Millikan tin tưởng mãnh liệt rằng tiến hóa và khoa học được kết hợp về nền tảng”. Gần cuối sự nghiệp, ông viết “Dù Kiến Trúc Sư Vĩ Đại đã phải dìu dắt những giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hóa, một phần của ngài mà đã trở thành chúng ta... đã tăng tốc tiến hóa đáng kể tính từ lúc chúng ta nhận thức được vai trò mình phải đảm nhận. Chính ý thức trách nhiệm rằng phải làm tận sức vai trò được giao phó làm cho chúng ta thần thánh (Godlike?).”. Rõ ràng, Millikan là một nhà tiến hóa hữu thần.

_Về James Conant, đây là một trích dẫn xuyên tạc. Truy ngược về văn bản gốc, đoạn này nằm trong cuốn Science and Common Sense (Khoa học và “Trí khôn khi sống ở đời (!?)”, 1951). Common sense là một khái niệm Tây rất khó dịch, “có thể hiểu common sense là những trí khôn, suy nghĩ cơ bản, thông thường cần thiết trong cuộc sống” , cuốn này Conant bàn sâu về việc cái đúng trong khoa học nó khác cái có vẻ như hiển nhiên là đúng với tất cả mọi người, (tui lấy ví dụ, mãi đến vài thế kỷ gần đây, ai cũng thấy mặt trời quay xung quanh Trái Đất, đó là theo common sense, nhưng nó không thể thay đổi thực tế khoa học, nào giờ đều là Trái Đất quay quanh mặt trời). Quay lại với câu đang quan tâm, nó nằm ở trang 287, hóa ra Conant viết câu trên nhằm chỉ trích sự đón nhận cuồng nhiệt của công chúng với Worlds in Collision, một cuốn sách tưởng tượng, một “sự khước từ khoa học”. Rằng, “Nỗ lực phổ biến hiểu biết khoa học của chúng ta qua các kênh giảng dạy chính thống trong trường phổ thông và đại học rõ ràng đã không đạt được những gì mong muốn.”, rằng giáo dục khoa học đã phụ lòng công chúng, không trang bị cho họ đủ kiến thức để họ nhận ra ngay những vấn đề trong cuốn sách trên. Đại ý, với common sense của người bình thường, thì những khái niệm lố bịch trong những môn khoa học bàn về quá khứ hàng ngàn năm trước dễ tin được hơn là những phỏng đoán hoang đường trong vật lý hay hóa học, vì người ta có thể nghĩ liền đến hệ quả của chúng trên các thí nghiệm ở hai môn này, còn chuyện quá khứ hàng ngàn năm trước thì khó phản bác ngay hơn. Làm cách nào mà nguyên cụm tô đậm nói riêng, và nguyên đoạn văn nói chung biến thành [thuyết tiến hóa], tui xin nhường cho người đọc.

 
Nếu còn lấn cấn quan điểm của tác giả về tiến hóa, trong phần “The origin and evolution of living entities,” (nguồn gốc và tiến hóa của sinh vật sống), phần cuối chương “The study of the Past” (nghiên cứu quá khứ), tác giả viết về nguồn gốc sự sống: “there have been few ideas put forward that can even be called working hypotheses.”(có rất ít ý tưởng được đề ra thậm chí xứng đáng gọi là giả thiết tạm thời) (lưu ý đây là năm 1951, trước thí nghiệm Miller-Urey), tiếp theo “Since Darwin’s time, on the other hand, evolutionary ideas have become a conceptual scheme, fruitful almost beyond measure.” (Ngược lại, từ thời Darwin, các tư tưởng tiến hóa đã trở thành một lược đồ khái niệm, cho ra nhiều kết quả gần như không thể đong đếm.), sau khi xem xét sự phát triển thuyết tiến hóa, ông dẫn chứng sự tiến hóa của vi khuẩn kháng thuốc là “the most convincing evidence that can be given of the reality of biological change,” (bằng chứng thuyết phục nhất có thể đưa ra về tính xác thực của thay đổi sinh học; lưu ý là thời kì này vẫn còn vương vấn chút quan niệm một thế giới bất biến, hoàn hảo từ đầu như đã trình bày ở phần 1) và ông cũng bị ấn tượng vì “the successful convergence of independent lines of evidence” (việc các luồng bằng chứng độc lập cùng quy về một mối thành công). Kết luận: “At the moment the evolutionary doctrine seems to stand on a firmer basis than ever before.” (“Bây giờ thì học thuyết tiến hóa dường như đứng trên cơ sở vững chắc hơn bao giờ hết”).

_Về Giáo Sư Louis Bounoure, ông này 1. Làm ở Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Pháp chứ không phải Mỹ, và 2. Không hề nói câu này. Chủ nhân là Jean Rostland: bản dịch tiếng Anh chuẩn từ tiếng Pháp "Transformism is a fairy tale for adults." (Thuyết biến hình (một ý tưởng tiến hóa trước thuyết tiến hóa Darwin) là truyện cổ tích cho người lớn) (Age Nouveau, [tạp chí định kỳ của Pháp] Tháng 2/1959, trang. 12). Cách người Pháp tiếp tục dùng thuật ngữ nhập nhằng này cho thấy một sự hờ hững rất Pháp với những sản phẩm trí tuệ không phải của nước này sinh ra. Nhưng  Rostand cũng viết "Transformism may be considered as accepted, and no scientist, no philosopher, no longer discusses [questions - ED.] the fact of evolution." (“Thuyết biến hình có thể được coi như đã được chấp nhận, và không nhà khoa học nào, không triết gia nào, còn chất vấn sự thật tiến hóa.”).


Về hai ngôi sao của ĐKN, Chain và Pasteur, họ phản đối thuyết tiến hóa trên phương diện những nhà thực nghiệm nghiêm khắc. Vì vấn đề khoa học lịch sử và khoa học thực nghiệm là một đề tài lớn riêng của nó, không nhét vào đây được (sắp nứt toác ra rồi), hẹn bạn đọc sẽ sớm trả lời trong một bài gần nhất.


Ngoài ra, có ít nhất ba trường hợp ở đây mà tui biết, khi DKN thấy một nhà khoa học hữu thần thì vơ vội họ là chống tiến hóa.
_Vợ chồng bác học Marie and Pierre Curie: Marie Curie đã ký một lá thư bày tỏ sự bất ngờ và bất bình trước ‘sự đàn áp khoa học và tư tưởng ở Mỹ’ trong vụ án Scopes, khi một giáo viên bị kết tội và phạt vì giảng dạy tiến hóa, trong đó đoạn “các khái niệm tiến hóa là một trong những gặt hái lớn nhất của thế kỷ 19” (Đăng trên báo Oakland Tribune, 21/7/1925, dẫn theo American Genesis, NXB Oxford).
_Albert Einstein chưa bao giờ trực tiếp nói đến tiến hóa, nhưng có bằng chứng cho thấy quan điểm của ông là ủng hộ. Thứ nhất, ông cũng lên tiếng ném đá vụ trên, ngoài ra, vào năm 1939, khi phát biểu trước Trường dòng Thần học Princeton, Einstein nói mâu thuẫn sẽ xảy ra “khi một cộng đồng tôn giáo kiên quyết khẳng định sự đúng đắn tuyệt đối của tất cả các tuyên bố ghi lại trong Kinh Thánh” sẽ dẫn tới “sự can thiệp về phía tôn giáo vào lĩnh vực khoa học, đây chính là chỗ của sự bất đồng giữa Giáo hội với các học thuyết của Galileo và Darwin.” (“a conflict arises when a religious community insists on the absolute truthfulness of all statements recorded in the Bible. This means an intervention on the part of religion into the sphere of science; this is where the struggle of the Church against the doctrines of Galileo and Darwin belongs.”)

_Dĩ nhiên là Charles Darwin, dù cuối đời ông có hướng về hữu thần hay không, đó là chuyện cá nhân của ông. Cái hay của học thuyết khoa học là, một khi nó đã được trình làng, cha/mẹ đẻ nó không thể muốn là bóp mũi cho chết. Darwin đã dành hơn 20 năm soạn ra Nguồn Gốc Các Loài để nó đủ chặt chẽ để thuyết phục những người có trí tuệ tương đương ông, nên nếu muốn lật kèo, chứng minh tiến hóa sai, thì ông sẽ phải phản bác lại chính lí lẽ và bằng chứng của mình bằng lí lẽ và bằng chứng, chứ không phải nói một câu từ mặt là xong chuyện. May thay, ông vẫn là nhà tiến hóa vĩ đại nhất và chưa bao giờ rút lại quan điểm về tiến hóa; ở đoạn cuối của câu được cho là Darwin hoang mang, ông viết "Nhưng khi tôi nhận ra rằng về đạo đức là không thể nào có chuyện những người chuyên đi tìm sự thật, như ông (Lyell, người nhận thư) và Hooker, có thể hoàn toàn sai được, và nhờ đó tôi có thể an lòng."("Now I look at it as morally impossible that investigators of truth, like you and Hooker, can be wholly wrong, and therefore I rest in peace."). Tức là ông ra đi với một lương tâm thanh thản, vì đã làm tận sức cho khoa học, và tính đúng đắn của học thuyết ông chấp bút đã được kiểm chứng.


Một dòng phát biểu đè trên hình một "gương mặt thân quen" không có nghĩa là người đó có nói điều đó, hay họ có ý đó. Với những ý tưởng quan trọng, luôn cần đọc kèm ngữ cảnh.

Tui phải nói rằng, tui trích các trích dẫn ở đây không phải vì tui nghĩ tiếng nói cá nhân của các nhà khoa học, dù có lỗi lạc thế nào, có giá trị định đoạt sự đúng đắn của học thuyết khoa học. Bằng chứng mới là thứ định đoạt sự đúng đắn của học thuyết khoa học. Tui đính chính cho những nhân vật máu mặt này, vì kính nể và tin tưởng tuyệt đối vào họ là cách common sense của chúng ta làm việc, đó là nhược điểm những người chống tiến hóa muốn đánh vào, và tui biết nó sẽ có hiệu quả. Như các bạn cũng có thể đoán được, truy nguồn, đọc và dịch những phát biểu méo mó, trích hụt trích thiếu, không liên quan, râu ông nọ cằm bà kia... Này thật sự rất mệt và mất thời gian. Thiết nghĩ bao nhiêu đây, cùng các số liệu ở phần trên, cũng đủ cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh về việc các nhà khoa học lỗi lạc, nếu họ được nói đúng nói đủ, có chống tiến hóa hay không.
Nên nếu bạn đọc không phiền, tui xin dừng tại đây ở phần xem xét cá nhân các nhà khoa học (nếu phiền thì để rảnh viết hết mấy ông còn lại :(( ). Trong phần tiếp theo, ta sẽ cùng chống mắt lên coi thuyết tiến hóa trong mắt trường học, các tổ chức và về phương diện luật pháp.
Edit: sửa format :(

30 tháng 5, 2016

Phản Biện Ông Phạm Việt Hưng, Phần 2: Did GM Lead to Evolution?

Tác giả: T.N.
NHẬN ĐỊNH SAI LẦM CỦA ÔNG HƯNG VỀ ĐỘT BIẾN
Có một bài viết trên trang web của ông Phạm Việt Hưng mang tựa đề “Did GM lead to Evolution? Đột biến Gene dẫn tới Tiến hóa?” (https://viethungpham.com/2016/02/15/did-gm-lead-to-evolution-dot-bien-gene-dan-toi-tien-hoa/) . Đây có lẽ là một chủ đề thú vị nên tôi cũng tò mò vào xem. Ở đầu đề, ông Hưng tóm tắt bài viết này bằng một câu nói: “đột biến gene không bao giờ biến một loài thành loài khác, mà thường dẫn tới bệnh hoạn và cái chết.”
C:\Users\KCM1\Desktop\5-30-2016 1-49-53 PM.jpg
Sau đó ông Hưng đưa ra một bài báo để dẫn chứng cho câu nói của ông:
“Nhà khoa học trước đây từng ủng hộ thực phẩm biến đổi gen nói thẳng về những mối nguy hiểm thực sự của chúng - Thierry Vrain (Nguồn: Việt Đại Kỷ Nguyên 25/01/2016)”
Bài báo này chiếm hơn 2/3 bài viết của ông Hưng. Một trong những khó khăn khi phản biện ông Phạm Việt Hưng là ông ta hầu như trích dẫn hay dịch bài của những bài báo mạng. Tôi thật sự không quan tâm lắm đến tích chất đúng sai của các bài báo này. Vì nếu có, tôi lại phải tìm kiếm các nguồn thông tin liên quan không cần thiết. Hơn nữa, việc phân tích các bài báo đó sẽ làm cho các bài viết của tôi dài lê thê và làm cho loạt bài phản biện ông Hưng đi chệch hướng không cần thiết. Do đó, chúng ta chỉ nên xem xét xem bài báo này có liên quan gì đến kết luận của ông Hưng về “Đột biến gene chỉ sinh ra quái thai!”.
C:\Users\KCM1\Desktop\5-30-2016 1-58-25 PM.jpg
Thật may là trang Việt Đại Kỷ Nguyên đã trích dẫn nguồn bài này. Tựa đề gốc của bài báo này là “Former Pro-GMO Scientist Speaks Out On The Real Dangers of Genetically Engineered Food” (http://preventdisease.com/news/13/050613_Former-Pro-GMO-Scientist-Speaks-Out-On-The-Real-Dangers-of-Genetically-Engineered-Food.shtml)
Chúng ta bắt gặp từ GMO, đây là từ viết tắt của Genetically Modified Organism (sinh vật biến đổi gen). GMO được tạo ra khi CON NGƯỜI tác động vào bộ gene của sinh vật và làm biến đổi nó theo hướng mong muốn. Việc biến đổi bộ gen sinh vật này giúp tạo ra các tính trạng (biểu hiện ra bên ngoài của gen) không hề có trong tự nhiên. Một ví dụ điển hình về GMO chính là việc sử dụng vi khuẩn để sản xuất insulin. Insulin giúp giảm nồng độ đường trong máu. Tuy nhiên, ở các bệnh nhân tiểu đường không có khả năng tổng hợp insullin từ tế bào beta của tuyến tụy, thì việc bổ sung insulin là cần thiết. Người ta sẽ đưa một đoạn gen mã hóa phân tử insulin vào vi khuẩn. Cùng với tốc độ phân chia cực kỳ nhanh, vi khuẩn sẽ tiết ra số lượng lớn các phân tử insulin này. Từ đó, chúng ta thấy rằng GMO có lợi hay hại là tùy vào mục đích sử dụng của nó. Con người hoàn toàn tự chủ trong việc tạo ra GMO.
GM.PNG
[EvoLit: như các bạn có thể thấy, tìm trên từ điển viết tắt y học, khoa học thì GM không ai dùng cho đột biến gen, nhưng đã có người dùng cho goat’s milk, sữa dê ;) ]
Ngành nào cũng vậy, người ta thường né dùng cùng chữ viết tắt cho hai khái niệm quá giống nhau về câu chữ, tức sẽ không nhà sinh học nào viết tắt đột biến gen thành GM để dễ lẫn lộn với biến đổi gen. Chú ý cách tác giả cố tình viết tắt genetic mutation (đột biến gen) thành GM để có thể néo một bài viết về việc tạo GMO (genetically modified organism, sinh vật biến đổi gen) (quá trình qua tác động của con người) để phản đối tiến hóa (quá trình, trong phần lớn lịch sử, không qua tác động của con người).
Điều này làm cho tôi nhớ đến Ray Comfort, hay còn gọi là the Banana man. Ray Comfort là một nhà chống tiến hóa nhiệt thành. Trong một video clip trên youtube (https://www.youtube.com/watch?v=BXLqDGL1FSg) , ông đã miêu tả rằng quả chuối là một tạo vật của Chúa. Chúng ta hãy xem lý luận của Ray Comfort:
C:\Users\NguyenHoangAnhTuan\Desktop\02.jpg
Quả chuối đủ dài cùng với các cạnh của vỏ chối vừa khía với bàn tay người
C:\Users\NguyenHoangAnhTuan\Desktop\04.jpg
Sau khi lột vỏ, quả chuối hướng vào miệng, tạo sự thuận tiện khi ăn
C:\Users\NguyenHoangAnhTuan\Desktop\05.jpg
Kích thước của quả chuối phù hợp với miệng người
Cuối cùng, ông ta kết luận rằng vì quả chuối được cấu tạo một cách thuận tiện cho con người, do đó phải được một nhà thiết kế vĩ đại tạo ra, và đó là Chúa.
Trớ trêu cho Ray Comfort là quả chuối mà ông đang cầm trong video clip có nguồn gốc từ chọn lọc nhân tạo. Tức là quá trình con người tích lũy các tính trạng có lợi của sinh vật. Cùng với GMO, cả 2 quá trình đều là do tác động của con người. Tuy nhiên, ở GMO, con người biến đổi gen dẫn đến biến đổi tính trạng sinh vật. Còn trong chọn lọc nhân tạo, con người không tác động vào gen, mà lựa chọn những tính trạng có lợi có sẵn trong gen của sinh vật. Các tính trạng có lợi này được duy trì và tích lũy thông qua quá trình lai giống. Vậy quả chuối trong tự nhiên thật sự như thế nào?
C:\Users\NguyenHoangAnhTuan\Desktop\musa-forest-banana-72.jpg
Quả chuối trong tự nhiên rõ ràng khác xa với quả chuối “đẹp đẽ” của Ray Comfort. Quả chuối này thật sự không thể ăn được, nó vừa nhiều xơ và đầy hột. Trong quả chuối từ chọn lọc nhân tạo, ta có thể chú ý nhiều chấm nhỏ li ti xuất hiện ở ruột quả chuối. Các chấm nhỏ này chính là hột đã bị thoái hóa. Do đó, quả chối từ chọn lọc nhân tạo là bất thụ.
Cũng giống như ông Hưng, Ray Comfort đã không phân biệt được giữa một sản phẩm của tự nhiên và một sản phẩm do tác động của con người. Dù sự ngộ nhận này cố ý hay vô ý, ông Hưng và Ray Comfort đã dùng tư tưởng hữu thần để chống lại tiến hóa. Tư tưởng hữu thần của ông Hưng được nhắc đến cũng từ chính bài viết mà chúng tôi đang nói đến: “Mã DNA là một chương trình do Đấng Sáng tạo viết ra, bất kỳ một thay đổi nào đều dẫn tới một sự sai lệch, hư hỏng, bệnh hoạn, thay vì có thể tích tụ để biến đổi loài.”
C:\Users\KCM1\Desktop\5-30-2016 2-01-20 PM.jpg
Ray Comfort thường được đưa ra như là một ví dụ điển hình của sự thiếu hiểu biết của những người không thuộc lĩnh vực sinh học mà lại chống tiến hóa. Ngoài ra, tôi cũng xin lưu ý rằng Ray Comfort còn cho xuất bản một bản sao cắt xén của quyển sách Nguồn gốc các loài của Charles Darwin (https://en.wikipedia.org/wiki/Ray_Comfort#Books) . Trong phiên bản này, Ray Comfort đã thay phần giới thiệu của Darwin bằng phần giới thiệu của ông ta, bao gồm những quan điểm chống tiến hóa. Ngoài ra, ông ta đã cắt bỏ 4 chương quan trọng nhất của quyển sách gốc, 4 chương này giới thiệu các bằng chứng ủng hộ tiến hóa. Quyển sách cắt xén này sau đó được phát miễn phí tại các trường học trên toàn nước Mỹ.
Khi xem ảnh bìa cuốn sách cắt xén, người ta dễ dàng cho rằng quyển sách này được viết bởi Darwin. Sẽ chẳng có chuyện gì đáng kể nếu Ray Comfort tự viết sách chống tiến hóa và ghi tên tác giả là ông ta. Tuy nhiên, quyển sách này rõ ràng được “tạo dựng” (nói theo ngôn ngữ quen thuộc của những người hữu thần) để xuyên tạc tác phẩm của Darwin, một hình thức đạo văn đáng khinh bỉ. Do đó, tôi cho rằng trên mạng sẽ nhan nhản những cuốn sách xuyên tạc như vậy. Vì vậy, các bạn nên kiểm tra kỹ trước khi mua hay tải cuốn sách Nguồn gốc các loài của Charles Darwin.
Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỘT BIẾN GENE
Đột biến gen là một vấn đề khá phức tạp nên tôi sẽ chỉ đưa ra những khái niệm cơ bản. Mặt khác, tôi sẽ bàn kỹ đến các ví dụ liên quan điển hình.
Theo từ điển Dictionary of Science của nhà xuất bản Penguin định nghĩa từ Mutation: A change in genetic material. Ngoài ra, theo từ điển Longman Dictionary of Contemporary English 6th định nghĩa từ Mutation: a change in the genetic structure of an animal or plant that makes it different from others of the same kind. Như vậy, đột biến chỉ là sự biến đổi DNA của sinh vật.
Đột biến gen có khả năng xảy ra không? Chúng ta hãy làm một phép tính cơ bản: khi tế bào sinh vật phân chia, chúng sẽ sao chép toàn bộ DNA của tế bào (DNA replication), quá trình sao chép này sẽ cho ra 2 bộ DNA giống hệt nhau. Hầu hết quá trình đột biến gen xảy ra trong quá trình sao chép này. Đầu tiên, DNA polymerase có vai trò chính trong sao chép DNA, có sai sót là một trên 107 cặp nucleotides. Tiếp theo là 2 cơ chế sửa sai, tuy nhiên, các cơ chế sửa sai này cũng có sai sót là một trên 102 cặp nucleotides. Như vậy, khi kết thúc quá trình sao chép, chúng ta sẽ bắt gặp một cặp nucleotide bị lỗi trong 109 cặp  nucleotides (tức là 1/1.000.000.000) (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3639319/).
Con số này quả thật rất nhỏ, nhưng chúng ta đừng quên là tế bào phải sao chép tất cả DNA của nó, tức là 3.234,83 Mega cặp nucleotide (3.234.830.000 cặp nucleotide) (https://en.wikipedia.org/wiki/Human_genome) . Chúng ta lấy số cặp nucleotide của toàn tế bào chia cho số cặp nucleotide có khả năng xảy ra một lỗi (3.234.830.000 / 1.000.000.000). Chúng ta sẽ được 3,23; tức là 3 cặp nucleotide bị lỗi trong quá trình sao chép của tế bào. Hay nói cách khác, sau mỗi lần sao chép, tế bào sẽ tạo ra 3 đột biến. Đây là một hiện thực không thể né tránh được.
Quá trình sao chép mà tôi mô tả ở trên là một quá trình sao chép trong điều kiện bình thường. Không có tác động của bất kỳ ngoại cảnh nào. Từ đó, chúng ta thấy rằng tỷ lệ đột biến trong tế bào không bao giờ bằng không. Luôn luôn xuất hiện đột biến, dù có muốn hay không.
ĐỘT BIẾN CÓ GÂY HẠI HAY KHÔNG?
Đây thực sự là câu hỏi không thể trả lời được vì nó quá chung chung. Trong phổ thông đại chúng, từ đột biến được hiểu là hàm chứa những gì xấu xa, gây hại. Tuy nhiên, theo định nghĩa trên, đột biến chỉ là một bản sao khác của cùng một gen (trong sinh học gọi các bản sao của cùng một gen là các allele). Nếu một tế bào bị rối loại chức năng, thì ta phải chỉ ra gen nào, ở vị trí nào trên nhiễm sắc thể và bị đột biến gì. Giả sử một tế bào có 4 vị trí đột biến trên 4 bản sao gen khác nhau của 4 gen là A, B, C, D. Tuy nhiên, nếu tế bào đó là bình thường thì khó có thể nói các đột biến này là có hại. Mặt khác, nếu gen D có thêm một đột biến nữa thì lúc này tế bào mới có các biểu hiện bất thường. Điều này khá khó hiểu ở đây, gen D đã bị đột biến rồi, thì một đột biến nữa ở đâu ra? Chúng ta giải thích thêm ở đây:
Trong các tế bào của chúng ta thừa hưởng 2 bộ nhiểm sắc thể, một từ bố và một từ mẹ (chính xác là tế bào sinh dưỡng). Do đó, bất kỳ một gen nào đều có 2 bản sao. Gen D cũng có 2 bản sao, một bản sao nằm trên nhiểm sắc thể từ bố và một bản sao nằm trên nhiễm sắc thể từ mẹ. Giả sử gen D là một gen có vai trò kềm hãm tạo khối u. Nếu một đột biến xảy ra trên gen D từ bố và làm mất chức năng của gen này; tế bào vẫn bình thường do gen D từ mẹ vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, một đột biến lần nữa tác động lên gen D từ mẹ. Lúc này tế bào mới có biểu hiện bất thường. Đây là cơ chế chính trong ung thư, gọi là mất tính dị hợp.
Ở trên chúng ta đều thấy là có sự phân biệt rõ giữa một bản sao gen bình thường và một bản sao gen bất thường căn cứ vào khả năng gây bệnh. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các bản sao gen mà không gây bệnh thì có thể gọi các bản sao gen này là bất thường hay không. Tôi sẽ xem xét một ví dụ sau:
Hàng xóm tôi có một con mèo và nó bị cụt đuôi. Con mèo này hiện này đã đẻ 4 lứa, mỗi lứa từ 3-4 con. Trong số các con của nó, nó con đuôi cụt, có con đuôi trung bình, có con đuôi hơi dài, có con đuôi dài. Các tính trạng về đuôi này là do sự đa dạng của các bản sao gen gây ra. Mỗi một bản sao có đột biến khác với bản sao khác. Tất cả đều thuộc gen quy định tính trạng chiều dài đuôi. Quan trọng là, tuy mang các bản sao đột biến này, tất cả các con mèo đều không bị bệnh. Chúng ta vẫn thấy những con mèo hoang to lớn với những cái đuôi có chiều dài khác nhau. Mặt khác, con mèo của tôi vẫn bắt chuột tốt (bạn có thể thấy con chuột nằm cạnh đó). Vậy nếu không gây bị bệnh thì làm sao chúng ta phân biệt được đâu là bản sao bình thường, đâu là bản sao “đột biến”. Con mèo đuôi cụt của tôi có thể cho đuôi nó là bình thường, tất cả bọn đuôi dài là bất thường. Ngược lại, con mèo đuôi hơi dài cho nó là bình thường, tất cả đuôi khác là bất thường. Tất cả con mèo đều có lý, vì không có cơ sở nào để xác định bản sao gen nào là bất thường.
C:\Users\NguyenHoangAnhTuan\Desktop\IMG_5714.JPG

Nói tóm lại, chúng ta không thể gọi một gen đột biến sẽ mang lại bệnh hoạn và cái chết được. Chính cách hiểu phổ thông đại chúng này đã làm kềm hãm sự hiểu biết của chúng ta về ý nghĩa thực sự của nó. Và nguy hại hơn, sự thiếu hiểu biết này khiến chúng ta dễ dàng suy diễn sai lệch các vấn đề liên quan, đặc biệt là tiến hóa mà tôi sẽ bàn tới sau đây
ĐỘT BIẾN GENE VÀ TIẾN HÓA
Đột biến gen có liên quan đến tiến hóa không? Tôi có thể trả lời là đột biến gen chính là nguyên liệu của tiến hóa. Một điều cần lưu ý ở đây là chúng ta không nên hiểu từ đột biến theo cách hiểu của phổ thông đại chúng được. Chúng ta phải hiểu nó theo ý nghĩa sinh học: chỉ là các bản sao khác nhau của cùng một gen. Trong bất kỳ quần thể nào, đều xuất hiện các bản sao gen khác nhau giữa các sinh vật của cùng một loài. Sau đó qua áp lực của chọn lọc tự nhiên, một số bản sao gen sẽ được giữ lại. Để được giữ lại, bản sao gen đó phải tuân thủ 2 điều kiện: thứ nhất, có khả năng di truyền cho thế hệ sau; thứ hai, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể mang bản sao gen đó. Một lần nữa tôi nhấn mạnh: tiến hóa chỉ nói về thích nghi. Tôi sẽ phân tích vấn đề này kỹ hơn ở các bài sau.
Ví dụ ở người, không ai trong số 7 tỷ người sống trên trái đất có bản sao gen của phân tử MHC giống nhau, trừ khi sinh đôi cùng trứng. Phân tử MHC giúp cho cơ thể chống lại tác nhân lạ xâm nhập. Phân tử MHC có trong tất cả các tế bào có nhân. Nếu virus xâm nhập vào tế bào, MHC sẽ gắn vào các kháng nguyên lạ của virus và kích thích tế bào miễn dịch tiêu diệt tế bào bị virus xâm nhập. Mỗi một người có một nhóm các phân tử MHC nhất định. Các nhóm này được hình thành ngẫu nhiên từ lúc sinh ra. Sự khác nhau về các nhóm MHC ở mỗi cá thể người giúp đảm bảo rằng: ở bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử, nếu có một mầm bệnh lạ xuất hiện và tấn công loài người, thì ít nhất, một số cá thể người sẽ có khả năng chống lại bệnh tật và sống sót. Điều này cho thấy rằng, mỗi bộ MHC của từng cá nhân là đơn lẻ, tuy nhiên, nếu gộp hết tất cả người trên hành tinh ta sẽ có một bộ MHC hoàn chỉnh, có thể chống lại tất cả mầm bệnh hiện tại và tương lai.
Một ví dụ khác nữa là bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. Bệnh này là do sự xuất hiện của gen đột biến HbS tạo ra hemoglobin có hình dạng bất thường, làm cho tế bào hồng cầu có hình lưỡi liềm. Cũng giống như trường hợp mất tính dị hợp mà tôi đã nêu ở trên, nếu chỉ có một bản sao HbS từ bố hoặc mẹ thì vẫn không sao, tuy nhiên, nếu HbS có cả 2 bản sao ở bố và mẹ thì chúng ta sẽ bị bệnh hồng câu lưỡi liềm. Đây là một bệnh di truyền. Tuy nhiên, bệnh này lại rất phổ biến ở Châu Phi. Hình dưới cho thấy tần số của bản sao gen HbS trên toàn thế giới, và ta thấy rằng Châu Phi xuất hiện số lượng bản sao HbS là nhiều nhất chứng tỏ Châu Phi có tỷ lệ mắc bệnh hồng câu lưỡi liềm cao nhất thế giới. Nếu được chăm sóc có thể sống từ 40-60 năm. (http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/sca)
C:\Users\KCM1\Desktop\NJ-2099TH.jpg
Frédéric B Piel, Global epidemiology of sickle haemoglobin in neonates: a contemporary geostatistical model-based map and population estimates, 2013, Lancet; 381: 142–51
Tại sao một đột biến có hại vậy lại tập trung nhiều ở Châu Phi. Chúng ta nên chú ý rằng Châu Phi có tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết cao nhất thế giới. Bệnh này ở trường hợp nặng có thể gây chết sau vài ngày. (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC270697/)
C:\Users\KCM1\Desktop\WMR2014_Figure1-1.png
Các nghiên cứu cho thấy: những người mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm có khả năng chống lại bệnh sốt xuất huyết (http://www.nature.com/news/sickle-cell-mystery-solved-1.9342). Tức là những người bị bệnh hồng cầu lưỡi liềm sẽ không bị bệnh sốt xuất huyết. Đây chính là một ví dụ điển hình về một gen đột biến gây bệnh (bệnh hồng cầu lưỡi liềm) lại có lợi trong một hoàn cảnh nhất định (trong môi trường có sốt xuất huyết). Đây là một vấn đề thú vị vì nó thực sự tuân theo các quy tắc của tiến hóa:
  • xuất hiện các bản sao của cùng một gen : bản sao gen HbS
  • có thể di truyền cho thế hệ sau
  • tăng khả năng sống sót và sinh sản: người bị bệnh hồng cầu lưỡi liềm có khả sống lâu hơn nhiều so với mắc bệnh sốt xuất huyết
Tôi sẽ đề cập chi tiết hơn ở bài sau. Đôi khi tiến hóa đang xảy ra ở một nơi nào đó trên trái đất này, chỉ vì nó quả hiển nhiên nên không ai để ý.
KẾT LUẬN
Như các ví dụ ở trên cho thấy, không phải tất cả các gen bị đột biến đều là bất thường hay sinh ra “quái thai và bệnh tật” như ông Hưng đã nói. Vấn đề ở đây là ông Hưng không hiểu đột biến là gì và dẫn ra một bài báo hoàn toàn không liên quan để dẫn chứng. Vì cái mà ông Hưng hiểu chính là cái mà phần lớn cộng đồng phổ thông đều hiểu, đều tin và đều chắn chắn là sự thật. Từ đó ông Hưng dễ dàng suy diễn sai lệch về tiến hóa một cách tự tin.
Đột biến là một thuật ngữ khoa học nên cần phải được hiểu theo ý nghĩa khoa học. Tất cả chúng ta đều mang đột biến, chúng ta không thể nói da trắng là bình thường, còn da đen là đột biến. Đó chỉ là 2 bản sao khác nhau của cùng một gen quy định màu da. Trong tiến hóa, không có bản sao gen nào được xem trội hơn bản sao gen khác. Tất cả bản sao gen đều bình đẳng và đều có khả năng vượt trội như nhau. Chỉ khi môi trường thay đổi, bản sao gen nào phù hợp với môi trường mới chiếm ưu thế. Ở môi trường nóng như thiêu đốt ở châu phi, người châu Phi sản xuất lượng lớn melanin để bảo vệ tế bào da khỏi tia UV của ánh sáng mặt trời. Ngược lại, ở châu Âu, vì thiếu ánh nắng, nên họ sản xuất ít melanin để da có thể hấp thụ ánh sáng tối đa để sản xuất vitamin D. Nhưng ông Hưng lại nói gì về điều này:
C:\Users\NguyenHoangAnhTuan\Desktop\2016-05-28_13-11-04.jpg

Tôi thật sự bị sốc khi ông Hưng phủ nhận luôn sự tồn tại của melanin. Loài người chúng ta ai cũng có melanin. Ngay cả ông Hưng cũng có melanin (https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%AFc_t%E1%BB%91) . Sự tồn tại của melanin trong cơ thể người cũng giống như sự tồn tại của mặt trời và mặt trăng vậy. Tôi thật sự nghi ngờ về khả năng tư duy khoa học của ông Hưng. Tôi thật sự không biết đây là cố ý hay vô ý. Nếu là vô ý, có lẽ ông Hưng nên lên google để tra cứu trước khi nói, tôi xin lưu ý với ông Hưng là google không thu phí tra cứu. Nếu là cố ý, chắc ông Hưng cho rằng độc giả của ông cũng chả biết gì về melanin nên ông có thể nói bừa. Đây là một trong rất nhiều ví dụ mà khiến tôi nghi ngờ độ chính xác của thông tin ông Hưng đưa ra: vừa liều lĩnh, vừa lừa lọc. Tôi cũng khuyên các bạn khi đọc bài của ông Hưng nên kiểm tra lại thông tin một cách chính xác.

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Copyright 2012 - Evolit. Được tạo bởi Blogger.

Ảnh đại diện

Ảnh đại diện
Một ý tưởng thay đổi thế giới

Text Widget

EVOLIT LÀ THƯ VIỆN CÁC TÀI LIỆU VỀ TIẾN HÓA VÀ SINH HỌC

Hãy tìm đến:
Evolit.tk
Tienhoa.tk

Bất cứ khi nào bạn không truy cập được vào EvoLit, hãy nhớ www.sinhtienhoa.blogspot.com

Evolit ở chỗ khác

follow me on youtube

About Me

Căn bản

Bấm CC, chọn Vietnamese để xem phụ đề TIẾN HÓA LÀ GÌ?
BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
“Không gì trong sinh học có ý nghĩa trừ khi có ánh sáng của tiến hóa” - Theodosius Dobzhansky
“Không gì trong sinh học có ý nghĩa trừ khi có ánh sáng của tiến hóa” - Theodosius Dobzhansky

THÔNG BÁO DỜI NHÀ

Để tăng cường an ninh và tạo môi trường sạch đẹp hơn, EvoLit đã chuyển sang www.sinhtienhoa.wordpress.com , mời đồng bào sang ủng hộ. Blo...

Blog sạch

MyFreeCopyright.com Registered & Protected