Tôi đã thấy rất nhiều bàn luận về
đề tài này. Một số đưa ra câu hỏi về sự sống hình thành như thế nào? Đây
thực sự là một câu hỏi hay và hợp lý vì nó góp phần nâng cao hiểu biết của con
người. Nhưng tôi lại thấy một số lại khẳng định rằng sự sống không thể
diễn ra tự phát vì xác suất hình thành sự sống tự phát gần như bằng không. Tôi
thật sự không biết họ lấy các xác suất đó ở đâu để khẳng định như vậy. Nhưng
tôi cho rằng kết luận này phần lớn là lập lại từ kết luận của ông Phạm việt
Hưng trong bài sau.
Ngay từ đầu, ông Hưng đã xuyên tạc
quan điểm thực sự của TTH
Tiến hóa không phải là chuỗi,
chưa bao giờ là chuỗi gọn lỏn có sinh vật đầu tiên hay sinh vật cuối cùng. Ngay
từ 1837, Darwin đã hình dung tiến hóa dạng
cây, B, C, hay D mới là cuối cùng? Câu trả lời: tất cả sinh vật hiện đại đều là
đầu mút nhỏ, mới nhất trong cả một mạng lưới xum xuê.
Mỗi học thuyết dùng để giải thích
một tập hợp dữ kiện cụ thể. Thuyết tiến hóa là để giải thích đa dạng sinh học. Thuyết tiến hóa chưa bao
giờ mon men đến nguồn gốc sự sống, mà lại bảo thuyết tiến hóa không giải thích được tế bào đầu tiên ở đâu ra thì sẽ phá sản là quá vô lý. Nói như vậy cũng như nói định luật vạn vật hấp dẫn của Newton cũng sụp đổ vì ông ấy không giải thích trọng lực từ đâu ra?
Sau khi tôi đọc kỹ bài viết này,
tôi chỉ thấy con số 1/10113 mà tôi không thấy nói về con số này được
tính như thế nào. Nhưng ông Hưng đã nhanh chóng đi đến kết luận rằng “20 loại
acid amin cần cho sự sống không thể ngẫu nhiên kết hợp lại với nhau để tạo ra
protein.”
Sau đó, tôi đi đến phần tài liệu
tham khảo để xem có bài trích dẫn nào nói về cách tính con số 1/10113 không.
Nhưng thật đáng tiếc, phần tài liệu tham khảo rất sơ sài. Hai tài liệu đầu tiên
là 2 quyển sách của nhà xuất bản Watch Tower Bible and Tract Society of
Pennsylvania (đây là nhà xuất bản thuộc tổ chức Jehovah’s Witnesses với nhiệm vụ
là truyền bá đức tin). Tài liệu thứ 3 là bản liệt kê các câu nói của các nhà
khoa học. Tôi cho rằng truyền thống trích dẫn là điểm mạnh của ông Hưng. Tuy
nhiên, điều quan trọng ở đây là không hề
có tài liệu tham khảo nói tới “con số 1/10113 của ông Hưng” này.
Do đó, trong bài này, tôi sẽ bàn
luận kỹ hơn về sự sống. Tôi sẽ cố gắng nói một cách dễ hiểu về các thuật ngữ
liên quan.
Chúng ta thường nghe nói về vật
chất sống/vật chất không sống hay cái sống/cái không sống. Đây không phải là
các thuật ngữ khoa học. Đây chính là cách hiểu của phổ thông đại chúng, mà hầu
hết là sai lệch so với ý nghĩa của sự sống.
Vậy
sự sống là gì? Một cách dễ hiểu, sự sống chính là các phản ứng hóa học xảy ra
liên tục dưới sự xúc tác của enzyme.
Chúng ta đã quen với khái niệm phản
ứng hóa học từ khi ở trường phổ thông. Một trong các phản ứng hóa học đơn giản
là khi cho một miếng kim loại như kẽm vào dung dịch acid clohydric (HCl) chúng
ta sẽ thu được 2 chất mới là ZnCl2 và khí Hydro. Tuy
nhiên, phản ứng hóa học này không tạo ra sự sống vì nó không kéo dài liên tục. Phản
ứng sẽ kết thúc khi kẽm hay HCl đã phản ứng hết. Một thành phần quan
trọng thứ 2 của sự sống chính là các enzyme. Enzyme là các phân tử protein,
tham gia vào các phản ứng hóa học và giúp các phản ứng này diễn ra với ít tiêu
tốn năng lượng nhất. Rất nhiều các phản ứng hóa học của sự sống sẽ không diễn
ra khi thiếu enzyme. Một enzyme điển hình là amylase, có trong nước bọt của người,
giúp phân giải tinh bột thành đường và cho ta cảm giác vị ngọt trong miệng.
Ngoài ra, enzyme còn giúp làm giảm nhu cầu năng lượng của phản ứng hóa học.
Năng lượng là nhu cầu sống còn của sự sống, tế bào não nếu thiếu năng lượng
trong vài giờ sẽ gây chết não. Do đó, năng lượng chính là một trong những động
lực chính của tiến hóa mà tôi sẽ nói rõ hơn trong những bài sau này.
Một tế bào muốn tồn tại thì phải
xảy ra các phản ứng hóa học liên tục bên trong tế bào đó. Tuy nhiên, các phản ứng
hóa học này thường tạo ra các sản phẩm phụ gây độc cho tế bào. Do đó, tế bào cần
phải loại thải liên tục các chất độc này ra khỏi cơ thể. Nếu một sinh vật không
còn sống, các phản ứng hóa học bên trong các sinh vật ấy sẽ vẫn xảy ra nhưng đều
theo hướng tích tụ các sản phẩm độc hại. Chúng sẽ làm hư hại bộ máy tạo năng lượng
của tế bào. Và khi không còn năng lượng, các phản ứng sẽ dừng lại và tế bào sẽ
chết. Do đó, trong bảo quản thực phẩm, mục đích chính là làm chậm các phản ứng
hóa học này lại để thực phẩm có thể tươi lâu. Ví dụ: bảo quản lạnh (nhiệt độ lạnh
sẽ làm nước kết tinh lại, mà nước chính là môi trường cần thiết để phản ứng hóa
học xảy ra), ướp muối (muối hút nước, do đó làm mất nước trong thực phẩm)
Chúng ta có thể thấy rằng sự sống
chính là các phản ứng hóa học xảy ra liên tục dưới sự xúc tác của enzyme. Từ
đó, chúng ta có thể xem sự sống như là một quá trình chứ không phải là vật sống
hay là cái sống. Cơ thể là vật chất, cơ thể sống được là nhờ các quá trình hóa
học xảy ra bên trong.
Từ
ý trên, chúng ta sẽ bàn tới một câu khẳng định của ông Hưng là sự sống không thể
hình thành từ cái không sống.
Nếu chúng ta nhìn vào bảng phân
loại tuần hoàn của Mendeleev. Chúng ta sẽ đồng ý rằng chẳng có nguyên tố nào
trong đó “sống” được cả
Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào
cấu tạo của một phân tử DNA, một phân tử có trong tất cả các “vật chất sống”.
Chúng ta sẽ thấy rằng nó cấu tạo từ Hydro, Oxi, Carbon, Phospho. Tất cả các chất
này đều hiện diện trong bảng phân loại tuần hoàn phía trên. Do đó, chúng ta nói
“vật chất sống” hay “vật chất không sống” là không có ý nghĩa. Chúng ta chỉ có
vật chất và sự sống. Đây là 2 khái niệm tồn tại riêng biệt
Hay nói một cách ngắn gọn: nếu một
sinh vật chết đi và khi các phản ứng hóa học không còn nữa. Sinh vật đó chỉ là
một khối vật chất được cấu tạo từ các nguyên tố của bảng phân loại tuần hoàn.
Như vậy, vật chất hay những thứ không sống chính là những viên gạch lót đường
cho sự sống xuất hiện. Làm thế nào mà enzyme amlylase xúc tác cho việc phân giải
tinh bột thành đường nếu như amylase hay đường không xuất hiện trên cõi đời
này. Amylase và đường là vật chất và được cấu tạo từ các nguyên tố trong bảng
phân loại tuần hoàn.
Một
trong những cứu cánh của ông Hưng nhằm lật đổ thuyết tiến hóa là Pasteur.
Ông Hưng cho rằng “các định luật cơ bản do Pasteur khám phá sẽ
tự động loại bỏ thuyết tiến hóa của Darwin” và ông Hưng đưa định luật của
Pasteur là “Định luật về tính bất đối xứng
của sự sống (The Law of Life Asymmetry), hay còn gọi là Định luật về sự sống
thuận tay trái (The Law of Left-Handed Life).” (https://viethungpham.com/2015/08/22/why-is-life-left-handed-tai-sao-su-song-thuan-tay-trai/)
Tôi muốn tìm hiểu Pasteur phát biểu
định luật này như thế nào. Do đó, tôi đã tra 2 cụm từ “The Law of Life Asymmetry” và
“The Law of Left-Handed Life”. Tôi bỏ 2 cụm từ vào ngoặc kép, việc này sẽ giúp tra ra kết quả của cả một cụm từ. Nếu không sử dụng ngoặc kép, chúng ta chỉ có kết quả của từng từ riêng lẻ chứ không phải một cụm từ cụ thể. Kết
quả thật ngạc nhiên, 2 cái tên này chỉ có duy nhất nằm trong bài của ông Hưng
mà thôi.
Từ đó, tôi nghi ngờ về sự tồn tại
của định luật của Pasteur mà ông Hưng đưa ra. Ông Hưng đã khéo léo sử dụng tiếng
Anh để cho người đọc lầm tưởng về sự tồn tại của định luật này. Tuy nhiên, định
luật bằng tiếng Anh này chỉ tồn tại trên blog cá nhân của chính ông Hưng. Ông Hưng thường cho là định luật của Pasteur này bị che đậy quá kỹ và không ai tìm ra được, TRỪ ÔNG HƯNG. Nếu tôi gỉa sử điều này là đúng, thì tại sao ông Hưng không trích dẫn cái định luật mà ông ta tìm được trong phần tài liệu tham khảo. Thật vậy, trong phần tài liệu tham khảo không hề có phần trích dẫn nguồn của định luật này, độc giả có thể xem phần tài liệu tham khảo của ông Hưng mà tôi đã chụp lại ở trên vào thời điểm viết bài. Do đó, tôi thật sự không biết
mục đích của ông Hưng khi bịa đặt và tạo dựng định luật của Pasteur để làm gì.
Nhưng tôi biết một nhà khoa học lớn như Pasteur có lẽ sẽ rất buồn khi hậu thế lại
lợi dụng tên tuổi của mình cho một mục đích nào đó.
Một lần nữa, có thể thấy truyền thống của ông Hưng là trích dẫn tài liệu tham khảo rất mơ hồ. Khoa học cần sự minh bạch và rõ ràng. Việc trích dẫn mơ hồ này chứng tỏ ông Hưng đang che dấu sự thật với chúng ta.
Một lần nữa, có thể thấy truyền thống của ông Hưng là trích dẫn tài liệu tham khảo rất mơ hồ. Khoa học cần sự minh bạch và rõ ràng. Việc trích dẫn mơ hồ này chứng tỏ ông Hưng đang che dấu sự thật với chúng ta.
Vào năm 1848, Pasteur tiến hành
thí nghiệm trên tartaric acid và ông thấy rằng tartaric acid được chiết xuất từ
tự nhiên thì có dạng L (levotartaric acid); còn tartaric acid từ tổng hợp nhân
tạo sẽ có dạng D (dextrotartaric acid). Hai dạng này của tartaric acid giống
như là 2 hình ảnh phản chiếu qua một tấm gương. Đó chính là phát hiện gốc của
Pasteur. Ngoài ra, Pasteur không bao giờ
phát biểu là sự sống là phải thuận tay trái gì cả.
Tuy nhiên, ông Hưng đã núp bóng
Pasteur mà rút ra một kết luận vô cùng táo bạo
Và các kết luận táo bạo của ông
Hưng cũng là từ định luật thuận tay trái bịa đặt của ông ta.
Trong tự nhiên, các phân tử acid
amin tham gia sự sống có dạng L; các phân tử đường tham gia sự sống có dạng D (https://en.wikipedia.org/wiki/Chirality_(chemistry)) . Chứ không phải như ông Hưng
nói là sự sống là phải thuận tay trái.
Ông
Hưng tiếp tục lấy Pasteur ra để phản đối tiến hóa trong một thí nghiệm về sự sống
tự phát.
Thế nào là tự phát (Spontaneous)?
Khi chúng ta cho kim loại như kẽm vào acid HCl, phản ứng sẽ diễn ra ngay lập tức.
Đây gọi là phản ứng tự phát vì phản ứng có thể tự diễn ra mà không chịu tác động
của một phản ứng khác (phản ứng khác này thường là phản ứng cung cấp năng lượng
cho phản ứng tiếp theo). Sự sống tự phát là sự sống không bắt nguồn từ sự sống.
Vào trước thời đại của Pasteur, người ta tin rằng để tạo ra dòi, chỉ cần để miếng
thịt thối vào góc nhà; hay chỉ cần để một miếng phomat vào đôi giầy thì một vài
ngày sau, các con chuột sẽ đi ra từ đôi giầy. Trong một thí nghiệm kinh điển,
Pasteur đã hoàn toàn bác bỏ được khái niệm sự sống tự phát. Từ đó hình thành
nên thuật ngữ Biogenesis, tức là sự sống hình thành từ sự sống
Thuật ngữ biogenesis thường được
gán cho quá trình sinh sản của sinh vật. Không chỉ là quá trình tạo ra một sinh
vật mới, mà còn là quá trình tạo ra các bào quan mới trong tế bào
Khái niệm này hoàn toàn khác với
thuật ngữ abiogenesis được đưa ra bởi Henry Charlton Bastian. Abiogenesis là sự
sống bắt nguồn từ vật chất không sống. Như tôi đã mô tả ở trên, các vật chất
không sống chính là các viên gạch lót đường cho việc hình thành sự sống. Hay
nói cách khác, trong một thời điểm nào đó của trái đất nguyên thủy cách đây 3,5
tỷ năm, các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn hóa học kết hợp với nhau để
hình thành sự sống.
THÍ
NGHIỆM MILLER-UREY
Vậy có khả năng các nguyên tố kết
hợp với nhau để tạo ra sự sống không? Khả năng này hoàn toàn xảy ra được nhờ
vào một thí nghiệm nổi tiếng của Miller và Urey vào năm 1952 (https://en.wikipedia.org/wiki/Miller%E2%80%93Urey_experiment) . Trong thí nghiệm này, Miller
đã thành công trong việc tạo ra acid amin từ nước, CH4, CH3
và CO2 . Để tránh việc ông Hưng mang cái định luật sự sống thuận tay
trái của ông ta ra, hai dạng L và D của phân tử amino acid đều được Miller tạo
ra.
Tôi xin mô tả thí nghiệm này như
sau:
Hình vẽ sơ đồ thí nghiệm ở trên
bao gồm 4 thành phần chính: bình cầu được đun nóng (1) tạo ra hơi nước, sau đó
hơi nước này sẽ đi vào bình chứa hỗn hợp khí có trong bầu khí quyển sơ khai (2)
và ở trong bình chứa khí này, một tia chớp điện được tạo ra để kích thích phản ứng xảy
ra giữa các loại khí. Sau đó, hơi nước tiếp tục đi qua hệ thống lành lạnh (3) để
ngưng tụ hơi nước. Hơi nước ngưng tụ sẽ tập trung vào ống (4) chứa hỗn hợp các
hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước.
Thí nghiệm này mô phỏng bầu khí
quyển của trái đất sơ khai và kiểm tra xem bầu khí quyển chỉ chứa các khí đơn
giản có thể tạo ra các hợp chất hữu cơ phức tạp hay không. Nếu để ý kỹ, chúng ta có thể nhận ra là quá trình mô phỏng này là hầu
như lập lại chính xác một hiện tự nhiên rất thường thấy, đó chính là MƯA.
Như hình dưới:
Khi nước biển bốc hơi lên do tác
động của sức nóng từ mặt trời, hơi nước sẽ tích tụ trong bầu khí quyển. Khi bắt
đầu mưa, sấm sét sẽ xuất hiện. Sấm sét sẽ làm các loại khí có trong bầu khí quyển
phản ứng với nhau và hết hợp với hơi nước. Khi hơi nước rơi xuống tạo thành
mưa, các phân tử khí và cùng với sản phẩm do phản ứng giữa chúng tạo ra sẽ rơi
xuống mặt đất.
Như vậy, vấn đề mấu chốt cho phản
ứng giữa các khí xảy ra là sấm sét. Sấm sét là một hiện tượng vật lý đã được hiểu
biết rõ ràng (http://www.nasa.gov/audience/forstudents/k-4/home/F_What_Causes_Lightning_Flash.html) ; và điều quan trọng là sấm sét là một hiện tượng luôn xảy ra khi
trời mưa. Như vậy, mưa là điều kiện vật lý để xảy ra sự tạo thành các hợp
chất hữu cơ từ các khí đơn giản. Còn về mặt hóa học thì sao? Chúng ta sẽ xem
xét các phương trình hóa học chứng tỏ rằng các sản phẩm được tạo ra từ các phản
ứng đơn giản có thể tham gia vào các phản ứng để tạo ra các sản phẩm phức tạp
hơn:
Từ các khí như CH4, CH3
và CO2 các phản ứng sẽ tạo ra 2 sản phẩm quan trọng là hydrogen
cyanide (HCN) và formaldehyde (CH2O)
- CO2 → CO + [O] (atomic oxygen)
- CH4 + 2[O] → CH2O + H2O
- CO + NH3 → HCN + H2O
- CH4 + NH3 → HCN + 3H2 (BMA process)
Sau đó, hydrogen cyanide (HCN) và
formaldehyde (CH2O) phản ứng để tạo ra một loại acid amin là glycine
- CH2O + HCN + NH3 → NH2-CH2-CN + H2O
- NH2-CH2-CN + 2H2O → NH3 + NH2-CH2-COOH (glycine)
Và có rất nhiều sự kết hợp khác
nhau nữa giữa các chất, những sự kết hợp này sẽ tạo ra các chất mới hơn và từ
đó tổng hợp nên các loại acid amin. Tất cả các điều này xảy ra giống như là các
hiện tượng vật lý và hóa học của tự nhiên diễn ra nhịp nhàng và ăn khớp với
nhau vậy.
Vào năm 1961, khi lập lại thí
nghiệm của Miller, Joan Oró đã tạo ra được nucleobase adenine, một trong 4
thành phần cấu tạo của DNA (adenine, thymine, uracil và cytosine) (http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/0003986161900339)
Toàn bộ thí nghiệm của Miller và
Urey tiến hành vào năm 1952 được hậu thế ở thế kỷ 21 lập lại và thu được kết quả
hoàn toàn tương tự. Có thể xem online tại đây: https://openload.co/f/kJJKU3nu9Hc/A_21st_century_adaptation_of_the_Miller-Urey_origin_of_life_experiments.mp4 (Nguồn: http://phys.org/news/2014-01-21st-century-miller-urey-life.html)
Hình ảnh kết quả của thí nghiệm
Miller-Urey lập lại ở thế kỷ 21 lấy từ video trên
Không
chấp nhận các bằng chứng hiển nhiên từ các thí nghiệm trên, ông Hưng vẫn tiếp tục
tấn công: (https://viethungpham.com/2016/02/06/probability-of-lifes-spontaneous-generation-xac-suat-de-su-song-hinh-thanh-tu-phat/)
Làm thế nào để biết bầu khí quyển
cách đây 3,5 tỷ năm như thế nào? Khi trái đất được hình thành cách đây 4,5 tỷ
năm, toàn bộ bề mặt trái đất được bao phủ hầu như là nước. Nước bốc hơi lên và
tạo thành mưa. Quy trình này xuất hiện từ khi trái đất được hình thành và được
lập đi lập lại tới tận ngày nay. Từ lúc sơ khai của trái đất, nước bốc hơi lên,
khi gặp bầu khí quyển, các thành phần trong bầu khí quyển sẽ hòa tan vào nước
và nước mang các thành phần hóa học này xuống mặt đất dưới dạng tuyết hay mưa. Ở
bắc cực, do vị trí nằm ở vùng cực, nên khí hậu rất lạnh và do đó, nước sẽ tích
tụ thành băng. Theo thời gian, các lớp
băng mới mang các thành phần hóa học của bầu khí quyển sẽ phủ lên lớp băng cũ
hơn, mang thành phần hóa học của bầu khí quyển trước đó. Do đó, lớp băng càng sâu thì có lịch sử
càng lâu. Và từ đó, nếu khảo sát các
lớp băng sâu này, chúng ta sẽ xác định được các thành phần hóa học của bầu khí
quyển của một khoảng thời gian nào đó trong quá khứ và các thành phần khí quyển
này hầu như được bảo quản cực kỳ tốt theo thời gian.
Các nhà khoa học đã đi đến vùng cực
để tìm hiểu. Họ đã khoan trên bề mặt của Bắc cực để thu các cột băng. Các cột
này có thể có chiều dài vài ngàn mét. Nếu khoan càng sâu, chúng ta có thể
nghiên cứu thành phần khí quyển cách đây càng xa xưa
Các nhà khoa học của NASA đang
khoan các cột băng (http://earthobservatory.nasa.gov/Features/Paleoclimatology_IceCores/) . Các cột băng này, được gọi là
ice core, sẽ được mang về một phòng thí nghiệm chuyên biệt là National Ice Core
Laboratory ở Denver, Colorado để phân tích
Một mẫu ice core đang được xử lý
Các ice core sẽ được cắt ra theo
từng vùng để phân tích thành phần hóa học, khí, tính chất vật lý, đồng phân và
để lưu trữ
Các ice core sẽ được lưu trữ
trong các ống như thế này
Như vậy, tôi vừa nói đến một công việc rất thầm lặng nhưng rất cao cả của các nhà khoa học khi thu thập dữ liệu về khí hậu trái đất sơ khai. Các độc giả có thể xem thêm ở đây http://icecores.org/about/index.shtml
KẾT LUẬN
Giải
thích sự sống không phải là vấn đề của thuyết tiến hóa. Thuyết tiến hóa hoàn
toàn chưa bao giờ đưa ra một nhận định nào để giải thích việc hình thành sự sống.
Darwin cũng không bao giờ nói đến “nồi súp nguyên thủy” (Primordial soup). “Nồi súp nguyên thủy” là một
khái niệm được Alexander Oparin đưa ra vào năm 1924 (https://en.wikipedia.org/wiki/Primordial_soup) . Nhưng ông Hưng lại áp đặt vô
cớ cho Darwin (https://viethungpham.com/2016/02/06/probability-of-lifes-spontaneous-generation-xac-suat-de-su-song-hinh-thanh-tu-phat/)
Một
trong những điều cần lưu ý là chúng ta hay nghe nói Darwin nói thế này, Darwin
nói thế kia. Vậy thật sự Darwin có nói như vậy hay không? Trong thuyết tiến hóa
sinh học có nêu chính thức điều đó hay không? Hay chỉ là những gán ghép một
cách thiếu suy nghĩ của ông Hưng cho Darwin.
Giải thích việc hình thành sự sống
là mở rộng thêm của tiến hóa (chứ không nằm trong thuyết tiến hóa, đây là 2
khái niệm rất khác nhau). Cơ thể chúng ta là vật chất, các phản ứng hóa học xảy
ra liên tục dưới sự xúc tác của enzyme diễn ra trong cơ thể chúng ta làm cho
chúng ta “sống”. Nếu chúng ta bứt một sợi tóc đang mọc và đốt dưới ngọn lửa, sợi
tóc đó sẽ chỉ còn là một đống tro cấu tạo từ carbon. Ngoài ra, bằng việc khoan các ice core mà tôi đã giới
thiệu ở trên, các nhà khoa học đã có các bằng chứng về bầu khí quyển của trái đất
sơ khai. Và bằng thí nghiệm của Miller, với việc tái tạo bầu khí quyển sơ khai,
đã tạo ra các acid amin mà đang tồn tại trong cơ thể chúng ta từ các vật chất
“không sống”.
Như vậy, không phải toán học xác
suất mà là ông Hưng đã bác bỏ tiến hóa dựa vào con số 1/10113 huyền
bí không biết đến từ đâu. Rất nhiều bài bình luận trên Evolit cũng nói là xác
suất bác bỏ tiến hóa hay xác suất tạo sự sống từ vật chất không sống gần như bằng
không. Tôi cho là cái “xác suất” này là đến từ ông Hưng. Tại sao con số xác suất
hình thành sự sống là 1/10113 lại không thể có được một tài liệu
tham khảo. Trong khoa học, tất cả các số liệu đều phải có tài liệu tham khảo. Vậy
con số mơ hồ này ở đâu ra? Không chỉ dừng lại ở đó, ông Hưng còn tạo dựng cả một định
luật “The Law of Left-Handed Life”, trong
khi định luật này chỉ tồn tại duy nhất trên chính blog của ông Hưng. Tôi thật sự ngỡ
ngàng khi đây lại là việc làm của một người tự xưng là nhà khoa học. Bất kỳ ai
có lý trí và tôn trọng chân lý có lẽ sẽ không phung phí niềm tin vào sự bịa đặt
của ông Phạm Việt Hưng.
T.N.
T.N.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaƠ, tưởng Son trích câu đó là Son tìm dc link phản biện rồi, ai dè Son vẫn như xưa. Son xem thử chùm bài "Ai đang" xem có "bao người"? :)) 2 cơ hội mới r nhé. Cứ "Chân lý" trần truồng ko chứng cứ thì luật cũ mà bay nhé.
XóaChết cười với Chân lý trần truồng :)
XóaBài viết rất hay, minh tra đi tra lại cũng không tìm được cái cơ sở tính toán xác suất 10^-113 ở đâu ra, dựa trên cơ sở dữ liệu thống kê thế nào, phương pháp tính toán ra sao. Hiện các nhà khoa học chỉ đưa ra các giả thuyết về "hình thành sự sống" chứ chưa " kết luận" rằng sự sống đầu tiên đã hình thành thế nào. Tuy nhiên bằng quan sát việc phản ứng hóa học được hình thành theo các nâc Chất vô cơ-> các chất hữu cơ-> các chất hóa học là nền tảng cho sự sống(polyme , aminoacid...) hoàn toàn có thể diễn ra mà không cần sinh vật nào cả. Dù sự sống được hình thành thế nào thì thuyết tiến hóa vẫn chính xác và được công nhận rộng rãi trong cộng đồng khoa học cũng như hệ thống giáo dục của các nước trên thế giới.
Trả lờiXóaVấn đề sự sống thuận tay trái, bạn nên hiểu với cái tên : " The Chirality Problem", hơn là hiểu như cách bạn nói.
Trả lờiXóaChịu khó Google rồi múa phím nhé bạn.
Người ta thấy các phân tử dành cho sự sống là bất đối xứng, mà trong bất đối xứng thì ai cũng biết là gồm có cả tay trái và tay phải à. Thế thì bạn giải thích làm sao phân tử đường dành cho sự sống là thuận tay phải đi. Vấn đề sự sống bất đối xứng thì tôi công nhận. Tuy nhiên trong bài này là tôi muốn nói tới cụm từ “The Law of Life Asymmetry” và “The Law of Left-Handed Life” ở đâu ra. Nếu bạn đưa ra bằng chứng về bất kỳ tổ chứa uy tín nào sử dụng cụm từ “The Law of Life Asymmetry” hay “The Law of Left-Handed Life” làm tên định luật. lúc đó bạn mới phản biện được tôi
XóaBẠN NÊN ĐỌC KỸ BÀI VIẾT CỦA TÔI TRƯỚC KHI MÚA PHÍM NHÉ BẠN
HƠN NỮA, TÔI ĐÃ CHO THẤY TRÊN GOOGLE KHÔNG CÓ CỤM TỪ “The Law of Life Asymmetry” hay “The Law of Left-Handed Life” NHÉ BẠN
Bạn Long Hoàng ui
XóaMình nói thế này. Khi người ta xem xét các amino acids của sự sống trên cái trái đất này thì người ta thấy nó thuận tay trái. Tại sao ? chưa ai biết.
Nhưng cái đó hổng phải là do ông Pasteur tìm ra mà cũng hổng phải là định luật sự sống thuận tay trái gì cả.
Ông Pasteur tìm ra sự bất đối xứng trong phân tử của các hợp chất chớ ông không có nói cái gì rằng là sự sống phải thuận tay trái cả.
Vì chúng ta không biết được rõ cơ chế của sự sống, nên không ai dám khẳng định là không tồn tại sự sống mà ở đó amino acids thuận tay mặt, hay thuận cả hai tay.
Có thể có sự sống như thế ở một hành tinh nào đó thì sao ?
Vấn đề của ông Hưng là:
1. Đó là một hiện tượng mà chúng ta chưa giải thích được, thì ông ta biến thành 1 định luật !!!
2. Dùng tên tuổi của một nhà khoa học để đặt tên cho nó không biết nhằm mục đích gì.
Ví dụ, giả thuyết có vô hạn cặp số nguyên tố sanh đôi. GIả thuyết này hiện kiểm tra rất đúng, nhưng chưa chứng minh được.
Khi không rồi tôi nói có định lý Bác Hồ về vô số cặp số nguyên tố sanh đôi thì cái điều tôi nói đó là trúng hay sai ??
Vấn đề về thí nghiệm Miller , nó đã bị bác bỏ từ lâu rồi.
Trả lờiXóaLàm sao bạn biết bầu khí quyển trái đất ban đầu có Metan, Amoniac, và CO2 ?.
Mấy cái Ice Core đâu có nói lên dc rằng bầu khí quyển Trái Đất ban đầu như thế nào đâu ?.
Bạn nghĩ rằng các lơp băng chồng lên nhau thì lơp băng cuối sẽ là bầu khí quyển ban đầu hả ?. Bộ bạn ko nghĩ tới việc các lớp băng chồng lên nhau thì ko gây áp lực lên lớp băng dưới cùng và phá hủy nó ?.
Bạn ko thấy rằng trong thí nghiệm Miller, Cacbon Monocide (CO) là 1 chất gây hại và sẽ phá hủy các Amino Acid dc tạo thành, vấn đề là Miller khôn khéo TRAP nó, nên CO ko damage tới các Amino Acid dc, chứ ngoài tự nhiên, ai TRAP Amino Acid và tách nó khỏi CO ?
LÀm sao bạn chắc chắn rằng Oxygen ko hiện diện trong bầu khí quyển ban đầu ?. Oxygen sẽ tiêu hủy các Amino Acid mà thí nghiệm tạo ra, chẳng có bằng chứng nào chứng tỏ bầu khí quyển ban đầu ko có sự hiện diện của O2 cả, các nhà tiến hóa đã khéo léo loại bỏ Oxygen để làm cho thí nghiệm của họ có vẻ đúng, nhưng thực ra sai bét.
Chưa kể nếu sự sống hình thành từ đại dương, thì lại có 1 quá trình gọi là Hydrolysis mà kết quả là sẽ destroy các Amino acid.
Bạn cũng không giải thích và trốn tránh câu hỏi: Tại sao các amino acid trong các cơ thể sống chỉ là các phân tử thuận tay trái , tại sao ?.
Bạn đừng có ngụy biện chỉ ra rằng trong cơ thể sống có phân tử thuận tay phải, bạn chỉ ra dc, tôi cái j cũng chịu.
Người ta thu thập các ice core, mà ice core là nước, từ đó phát hiện ra các chất hóa học trong nước bằng sắc ký khối phổ. Tôi đã nói rõ là các chất ứoa học hòa tan trong nước rồi mà, sao bạn không đọc kỹ
XóaNếu các lớp băng chồng lên nhau, nó sẽ nén lớp băng dưới chặt hơn, nếu phá hủy thì đâu còn Bắc cực tồn tại ngày nay. Bắc cực là kết quả của các lớp băng chồng lên nhau mà
CO hay còn gọi là carbon monoxide có vai trò trong cơ thể là chất dẫn truyền thần kinh và chất làm dãn mạch máu và thông tin thứ 2 trong tế bào
Bài báo "Carbon Monoxide: Endogenous Production, Physiological Functions, and Pharmacological Applications" http://pharmrev.aspetjournals.org/content/57/4/585
Nên tôi không thấy bất cứ lý do nào CO lại phá hủy amino acid trong tế bào. Nếu có bạn đưa ra dẫn chứng và lý giải dẫn chứng
Tôi đâu có nói Oxigen không hiện diện trong bầu khí quyển ban đầu đâu
Bạn có thấy phản ứng này tạo ra oxi nguyên tử CO2 → CO + [O] (atomic oxygen)
Hai Oxi nguyên tử hết hợp thành 1 phân tử khí oxi. Như các phản ứng đưa ra, Oxigen góp phần tạo ra acid amin, hơn nữa, thí nghiệm được lập lại ở thế kỷ 21 cũng tạo ra acid amin từ oxi
Hydrolysis là quá trình thủy giải do enzyme tạo ra, mà enzyme chính là protein. Nên thật vô lý khi nói enzyme lại thủy giải chính nó
Đường là phân tử cũng tham gia sự sống, bạn hko6ng thể sống nếu không có đường, đường giúp tạo ra năng lượng. vậy bạn có thể giải thích tại sao đường cho sự sống lại luôn luôn thuận tay phải hay không. Do đó, tôi hoàn toàn không né tránh bạn, chỉ là bạn không đọc kỹ và phán xét hồ đồ
Cuối cùng, bạn nói thì nghiệm Miller đã bị bác bỏ, tôi thấy bạn chỉ nói suông, câu này ai nói àm chẳng được, sao bạn không đưa ra bằng chứng nào đi. Bạn chỉ đưa ra những kết luận sai khoa học, hoàn toàn không chứng minh được gì hết
http://www.famousscientists.org/two-centuries-of-right-and-left-handed-molecules/
Trả lờiXóaSearch thử thì có mà đầy cầu chuyện về sự sống tay trái :D
Tiếp tục gửi lại các câu hỏi vì chưa thấy câu trả lời nào thỏa đáng
- Ban đầu chúng ta chỉ có các vật chất chết. Vì lý do ngẫu nhiên chúng kết hợp ntn để tạo ra được mầm sống đầu tiên. Hiện nay Khoa học hiện đại không thể tạo ra được vật chất sống từ vật chất hoàn toàn chết. Hay chúng ta phải công nhận nó là tiên đề? Tiên đề này khác hẳn các tiên đề của khoa học khác vì các tiên đề khoa học khác là ta thực chứng nó nhưng không thể chứng minh. (Ví dụ tiên đề Oclit hay vạn vật hấp dẫn...)
- Các bạn nói là tiến hóa chọn lọc tự nhiên các biến dị có lợi để thích ứng với điều kiện sống. Tôi lấy ví dụ loài chim. Tôi không biết loài gì tiến hóa thành con chim nhưng theo thuyết tiến hóa ban đầu nó phải không biết bay và không có cánh. Để thích ứng với điều kiện sống thì nó dần trở thành con chim. Nếu thế thì ngay lập tức nó cũng không thể mọc cánh mà cánh nó phải dần dần phát triển. Các bạn phải chỉ cho tôi thấy cái cánh mọc dần dần đấy thì mang đến lợi ích gì? Nếu ngay lập tức nó bay được ngay thì rất logic. Nhưng chọn lọc tự nhiên để trở thành loài cánh cụt thì rất bất tiện và dễ bị kẻ thù tấn công. Theo tôi việc cánh mọc từ từ chẳng đem lại điều gì có lợi
- Các bạn có bất cứ một bằng chứng nào về việc tiến hóa nhảy loài tại thời điểm hiện nay ko? Có nhà khoa học nào tạo ra được loài mới hay ko? Theo tôi thì bộ gene của mỗi loài đã bị khóa nếu không thì các bạn đã cấy ghép thành công muôn vàn loại kỳ dị. Các bộ xương hóa thạch mà các bạn nói là lai giữa loài này với loại kia thì theo quan điểm của tôi là vẫn là các loài tách biệt. Một triệu năm nữa các bạn lấy bộ xương hóa thạch của con hổ và con báo ra rồi bảo nó gần giống nhau và từ loài này tiến hóa thành loài kia????
Người ta thấy các phân tử dành cho sự sống là bất đối xứng, mà trong bất đối xứng thì ai cũng biết là gồm có cả tay trái và tay phải. Thế thì bạn giải thích làm sao phân tử đường dành cho sự sống là thuận tay phải đi. Vấn đề sự sống bất đối xứng thì tôi công nhận. Tuy nhiên trong bài này là tôi muốn nói tới cụm từ “The Law of Life Asymmetry” và “The Law of Left-Handed Life” ở đâu ra. Nếu bạn đưa ra bằng chứng về bất kỳ tổ chứa uy tín nào sử dụng cụm từ “The Law of Life Asymmetry” hay “The Law of Left-Handed Life” làm tên định luật. lúc đó bạn mới phản biện được tôi
XóaChả có vật chất nào là sống, do đó, việc thêm từ "chết" là thừa. Bản thân đường chúng ta ăn có sống không, dĩ nhiên là không. nhưng khi vào cơ thể nó lại tham gia tạo năng lượng duy trì sự sống.
Làm gì có cái là lý do ngẫu nhiên. Tôi đã nêu rõ các phương trình hóa học rất cơ bản ngay cả học sinh lớp 8 cũng hiểu được. Chứng tỏ sự sống là sự kết hợp MỘT CÁCH PHÙ HỢP GIỮA CÁC CHẤT TẠO RA PHẢN ỨNG HÓA HỌC. Nếu các chất không thể kết hợp lại thì làm sao phản ứng hóa học xảy ra thì làm sao chất mới tạo ra được.
Bạn không biết loài gì tiến hóa thành loài chim, vậy sao bạn biết ban đầu nó không có cánh? Con khủng long là loài bò sát, người ta đã tìm ra hóa thạch bò sát biết bay trước khi nó trở thành chim rồi mà.
Thuyết tiến nói rằng nếu một sinh vật thích nghi một khỏang thời gian dài thì sẽ biến đổi thành loài mới. Thời gian dài là vài triệu năm. Đây là điều kiện để thuyết tiến hóa đúng. Mỗi thuyết đều có một điều kiện để nó đúng. Như thuyết tương đối của Einstein nói rằng nếu chúng ta di chuyển bằng vận tốc ánh sáng thì sẽ thấy thời gian chậm lại và không gian co lại. DO đó, bạn không thể nào nói rằng THUYẾT TƯƠNG ĐỐI LÀ SAI CHỈ VÌ BẠN KHÔNG BAO GIỜ DI CHUYỂN ĐƯỢC VỚI VẬN TỐC ÁNH SÁNG
Tất cả bạn nói đều có từ "theo bạn". Tuy nhiên trong khoa học chẳng có cái gọi là "theo ai đó" vì nó chứa đầy cảm tính; đồng thời cũng thể hiện sự thiếu hiểu biết kiến thức trầm trọng của người nói nên mới suy đoán dựa trên cảm tính như vậy
Chời ơi xôm quá, EvoLit đang đi siêu thị mà cũng phải chạy dzìa comment nè. Đợi t xíu nghen, quýnh 1 câu trả lời liền!
XóaChào mừng xuan trung đã quay trở lại.
XóaTrên đường về t cố nhớ tại sao t không trả lời comment của bạn lúc đó. T nhớ ra là lúc đó bạn đưa cho chúng t link của bìa số báo có tít "Darwin Was Wrong" của New Scientist (mà trong comment cũng như trong bài Ai đang... Phần 3, t đã chứng minh không phản ánh đúng quan điểm thực sự của NS, chỉ là câu view & troll) chứng tỏ lúc đó bạn đưa 1 dẫn chứng bạn không đọc; và khi bạn yêu cầu hóa thạch và đc đưa trang transitionalfossils.com, với những mắc xích trung gian rõ ràng mang các đặc điểm chuyển tiếp (như chuỗi hóa thạch cá voi với lỗ mũi đi dần lên đỉnh đầu và chân sau dần teo nhỏ, phát hiện trong những địa điểm càng ngày càng cho lấy lối sống chuyển dần sang nước) bạn lại nói "vẫn là các loài tách biệt". Mặt khác, dù nói vậy (ngầm hiểu bạn có xem hết chúng rồi mới có "quan điểm" đó), tới hôm nay bạn vẫn nói "Tôi không biết loài gì tiến hóa thành con chim", trong khi trang đó nêu rất rõ là chim tiến hóa từ khủng long("Dinosaurs - birds"), cho thấy bạn chưa hề xem, hoặc xem rất hời hợt => 3 điều đó làm t nghĩ bạn không thực sự quan tâm đến bằng chứng. Nhưng giờ t sẽ giả sử bạn là một người theo đuổi tri thức nghiêm túc & trả lời bạn như sau:
_Đầu tiên, tiêu đề của bài này không phải là "Tại sao sự sống thuận tay trái" mà là "Phản biện ông PVH", rõ ràng mục đích của bài không phải nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên, mà để chỉ ra những điểm sai trong bài viết của ông Hưng. TN không nói các amino acid trong cơ thể không "L", mà là không có định luật nào của Pasteur tên "The Law of Life Asymmetry” hay “The Law of Left-Handed Life" , mà ông Hưng lại nói như vậy thì ông Hưng sai & phải bị phản biện - đây là 2 việc hoàn toàn tách biệt. Nếu cần giải thích về hiện tượng này, bạn có thể tham khảo trang của đại học Harvard; dù sao, giải thích về nguồn gốc sự sống không nằm trong phạm trù của TTH (đối tượng là đa dạng sinh học), nên t không hiểu sao ông Hưng lại xoáy vào đây như thể đó là gót chân Achille?
https://www.cfa.harvard.edu/~ejchaisson/cosmic_evolution/docs/fr_1/fr_1_chem4.html
_Về chim, dù chẳng có liên quan gì đến bài này, nhưng t vẫn sẽ trả lời. Hy vọng nếu còn khúc mắc thì bạn cũng phát triển những chủ đề trong comment này thôi, đừng lôi thêm những chủ đề mới gây loãng comment của 1 bài về phát sinh sự sống.
Xóa+Từ "mọc cánh" là một từ sai. "Mọc" mang nghĩa là nó nhô lên khỏi đất, trồi lên hoàn toàn mới như một cây con hay một nốt mụn, không giống chút nào với cánh, thực sự là một chi trước của động vật bốn chân phủ lông vũ; lông mới mọc, còn chi thì đã có sẵn (vị trí các xương đều tương ứng với sơ đồ xương chung của động vật bốn chi, http://evolution.berkeley.edu/evolibrary/article/homology_02, đây là kiến thức người ta đã biết từ trước khi có thuyết tiến hóa, nhờ TTH người ta mới biết vì sao). Sự hiểu lầm kệch cỡm này chắc có liên quan tới việc ông Hưng biếm họa việc chim TH từ bò sát "Nghĩa là phải tồn tại những loài nửa bò sát, nửa chim với cái cánh cụt, không đủ để bay. Cái cánh cụt ấy phải trải qua những giai đoạn kéo dài, từ chỗ mới nhú ra, đến 1/10 cái cánh thật, rồi 2/10,… " (https://viethungpham.com/2015/09/03/evolution-a-pseudo-scientific-myth-tien-hoa-chuyen-than-thoai-nguy-khoa-hoc/)
Trong khi đó, google bird evolution, ta thấy ngay một sơ đồ TH dần theo sự phát triển của lông vũ trên chi trước khủng long cũng như sự xuất hiện của các đặc điểm khác về xương và tập tính, tuyệt không có "nhú" hay 'cụt".
http://evolution.berkeley.edu/evolibrary/article/evograms_06
Tự bạn khi đọc trang transitionalfossils.com chắc cũng đã thấy Archaeopteryx, hóa thạch một con khủng long có đuôi cái đuôi và hàm răng chuẩn bò sát và đôi cánh có móng.
http://www.ucmp.berkeley.edu/diapsids/birds/archaeopteryx.html
Ông Hưng, tự xưng đã nghiên cứu kỹ lưỡng về TTH và tuyên bố ai chống ông ta đều chưa tìm hiểu tới nơi tới chốn, mà lại đăng mô hình TH chim xuyên tạc quan điểm thực sự của TTH như vậy, có thể tha thứ không? Có thể dùng từ nào khác ngoài "lừa đảo" không?
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Xóa
Xóa+Người ta hay liên hệ cánh & bay rất rất chặt chẽ, nên thật khó hiểu nếu chưa bay được mà lại có cánh. Bởi thế mới có câu hỏi nổi tiếng "What use is half a wing?". Nhưng chỉ cần quan sát kỹ thực tế từ những con chim không bay hiện nay, ta thấy lông và cánh có thể có nhiều vai trò như giữ ấm, vũ điệu tìm bạn tình, làm mình có vẻ to hơn để đe dọa kẻ thù, ấp và che chở cho con, sử dụng cánh để chuyền từ cây này qua cây khác, hay để nhảy từ trên cao xuống nhẹ nhàng như sóc bay ngày nay, giữ thăng bằng khi chạy và leo dốc...
Các nhà KH đưa ra những điều này đều có cơ sở hết. Một cách để nghiên cứu là sử dụng những con chim non lúc chúng có những bộ cánh chưa phát triển đầy đủ, chưa bay được. Họ đặt giả thuyết là vì chim tiến hóa từ những loài khủng long dùng những bộ cánh chưa bay được của mình để giữ thăng bằng khi chạy hoặc leo trèo, ta sẽ tìm được dấu tích của những hành vi đó ở chim. Để kiểm chứng, họ đã thử cho chim chạy và leo dốc, càng ngày càng đứng, không những ngay cả chim non cũng có thể leo dốc bằng các kết hợp lắc cánh và chân, mà cả chim non và trưởng thành đều ưu tiên sử dụng chân kết hợp với cánh hơn là bay, thử nghiệm nhiều năm trời và rất nhiều loài chim, đều cho kết quả tương tự.
http://www.hhmi.org/biointeractive/origin-flight-what-use-half-wing
Còn vụ hổ với báo. EvoLit từng viết nhiệm vụ của nhà cổ sinh vật học không phải chỉ là sắp xếp hóa thạch theo tuổi, bây giờ bổ sung thêm là không phải cứ bạ con nào ngoại hình giống giống là cho làm tổ tiên.
Xóahttp://rspb.royalsocietypublishing.org/content/281/1774/20132686
Như có thể thấy, chiếu theo thời điểm xuất hiện của hổ và báo (jaguar, puma và leopard) chúng không phải tổ tiên của nhau.
Hi bạn
Trả lờiXóaNó là cánh, hay chi hay là bất cứ cái gì thì theo thuyết tiến hóa ban đầu phải không có. Thuyết tiến hóa nói rằng tất cả xuất phát từ đơn bào đi lên. Các bạn nói rằng mọc lông sẵn trên cái có sẵn thế tôi hỏi các bạn cái có sẵn đấy ở đâu ra? Hy đùng một cái xuất hiện một số loài và một số đấy tiến hóa??? Tôi nhìn thấy hàng trăm cái hình vẽ về bird evolution nhưng thấy chủ yếu là lý luận tưởng tượng về tiến hóa trong một giai đoạn nào đấy còn một lý thuyết hoàn chỉnh về tiến hóa với đầy đủ bằng chứng khoa học thì không có
Còn chuyện các bạn nói sự sống đơn giản là phản ứng hóa học thì tôi chịu thua bạn rồi. Một vật chất chết kết hợp với vật chất sống và bổ sung cho vật chất sống khác với vật chất hoàn toàn chết sống tự nhiên thành vật chất sống nhé
Cái có sẵn là chi trước của khủng long ==, là "cánh tay" ấy, đó là đặc điểm chung của tất cả bò sát, thú và chim từ tổ tiên chung 4 chi. Nói như bạn, chẳng lẽ giải thích bất cứ đặc điểm nào cũng phải bắt đầu từ tế bào đầu tiên@@? Trình bày một lượng kiến thức lớn phải từ từ, một năm học cũng chia làm 2 học kì, chẳng lẽ vì HK 2 có nguồn kiến thức từ HK1 mà trc bài nào chúng ta cũng phải ôn lại từ bài HK1? Chúng ta phải chia giai đoạn, bạn hỏi cánh chim, thì t nói nó và tiền thân của nó, chừng nào bạn hỏi chi trc bò sát, t sẽ nói nó từ vây cá (không phải cá nào cũng đc, không phải cá ngày nay).
XóaTrong trang transitional fossils nó đã nêu từng bc từng bc 1, với các hóa thạch mang những đặc điểm chuyển tiếp, nếu bạn vẫn coi đó là tưởng tượng thì bạn có quyền tin như vậy.
@xuan trung:
Xóa"Một vật chất chết kết hợp với vật chất sống và bổ sung cho vật chất sống khác với vật chất hoàn toàn chết sống tự nhiên thành vật chất sống nhé" ---->câu khẳng định này bạn nghĩ ra hay bạn trích dẫn, xin dẫn nguồn.
Tôi không phải là nhà sinh hóa học nên tôi không biết các khái niệm về vật chất trong chuyên ngành của các bạn. Đây là câu nói theo quan điểm của tôi. Tôi nhìn vật chất và phân biệt ra vật chất sống ví dụ con người, sinh vật, cây cỏ... Nó khác biệt hoàn toàn với các vật chất khác. Còn các bạn quan niệm cái gì cũng là vật chất và đơn giản sống hay chết cũng giống nhau bằng các phản ứng hóa học thì tôi chịu. Có thể các bạn cũng cho rằng trí tuệ đơn giản cũng là các phản ứng hóa học thì đó là quan điểm của các bạn
XóaỪ, vậy đi. Ai cũng có thể thừa nhận câu mình nói là quan điểm, có dẫn chứng thì có giá trị nặng, không dẫn chứng thì mãi chỉ là ý kiến vậy thì thật là tốt ^^. Cảm ơn đã quan tâm, nếu cần đào sâu về hình thành sự sống (vì nó không thuộc phạm trù của thuyết tiến hóa) bạn có thể xem qua minh họa công trình của Tiến sĩ Szostak nhé https://www.youtube.com/watch?v=i1Uz4k6rqY4 http://molbio.mgh.harvard.edu/szostakweb/. Bye.
XóaHa ha, đúng là thầy cãi Evolit/TN. Pasteur mà không phát biểu định luật đó à. Đã nói rồi, nó bị che đậy kĩ lắm. Nhưng tôi có cái này cho cụ, mời cụ xem:
Trả lờiXóahttp://nangkhieu.vn/nhan-vat-noi-tieng-the-gioi/489-louis-pasteur-vi-an-nhan-cua-nhan-loai.html
http://bianthegioi.net/su-lua-chon-bi-an-cua-tu-nhien/
Nếu cụ đã thấy rồi mà còn cãi lý nữa thì tôi cũng xin rút lui
Archaeopteryx cũng có phải missing link đâu mà còn ngoan cố nữa. Cụ cũng bắt bẻ từ ngữ vừa thôi, cụ ạ
Và những bài này có nguồn là ... vẫn không có nguồn, không có cơ sở, không có trích dẫn. Tại sao t không ngạc nhiên nhỉ ^^? Chúng t không cãi bạn làm gì. Comment bạn ở đó, bằng chứng bạn đưa ra có 100g nào không, tự người đọc hiểu.
Xóa"Giỏi thì đưa bằng chứng hóa thạch chuyển tiếp!" (chuyển tiếp có nghĩa là thể hiện những đặc điểm trung gian giữa hai nhóm http://evolution.berkeley.edu/evolibrary/article/lines_03). Chuyển tiếp khủng long thành chim: những con chim có răng, có móng trên cánh, có đuôi khủng long? Không tính! Chuyển tiếp thú trên cạn lỗ mũi ở chóp mõm và 4 chân thành cá voi không có chân và lỗ mũi ở đỉnh đầu: những con vật lỗ mũi đi dần lên đỉnh đầu và chân sau dần teo nhỏ, phát hiện trong những địa điểm càng ngày càng cho lấy lối sống chuyển dần sang nước? Không tính!... Chỉ một câu "t thấy chúng vẫn là những loài riêng biệt" là phủ định sạch trơn, chẳng cần trình bày lí lẽ. Sao các bác không nói thẳng là các bác đã nhất quyết là TTH phải sai rồi, bằng chứng gì cũng méo tin cho rồi :))
Với Son Norman, tất cả các lỗi của ông Hưng đều là 'bắt bẻ câu chữ'. Ông ta cố tình tráo genetic modification và mutation, 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, chúng t vạch trần là 'bắt bẻ câu chữ'. Ông ta thồn chữ của Oparin vô miệng Darwin, chúng t vạch trần là 'bắt bẻ câu chữ'. Ông ta lấy cái bìa của New Scientist, nhồi 1 nội dung hoàn toàn khác rồi tuyên bố New scientist phản đối TTH, chúng t vạch trần cũng là 'bắt bẻ câu chữ'. Rồi giờ theo TTH cánh là lông vũ mọc trên chi trước bò sát, ông ta lại viết thành "nhú", như viết công thức làm bánh mỳ mà lại tráo công thức bánh bông lan - nhưng tệ hơn hết ông ấy lại tự xưng là người hiểu về làm bánh mì hơn ai hết... vẫn là chúng t sai :)). Nhưng đối với Son Norman, ông Hưng không thể nào sai. Bao nhiêu bằng chứng ngay trc mũi, cũng làm ngơ, cúc cung tận tụy.
XóaAi mới là cố chấp, cuồng tín, giáo điều, ai ai cũng thấy, như t đã nói, chỉ trỏ làm gì :)). Vậy nhé Son Norman, 3 cơ hội mới rồi, bạn vẫn chuộng "chân lý" trần truồng thì đành chia tay vĩnh viễn.
Kìa con bướm vàng, kìa con bướm vàng. Xòe đôi cánh, xòe đôi cánh. Bươm bướm bay 200 vòng, bươm bướm bay 200 vòng. Đâm vào phân, đâm vào phân
Trả lờiXóaKìa ông Đác uỳn, kìa ông Đác uỳn. Già lom khom, già lom khom. Nay phái evolution, nay phái evolution. Tôn thờ ông, con vượn đen
Nồi súp hóa học, nồi súp hóa học. Thật là ngon, thật là ngon. Nhưng nó vẫn là tưởng tượng, nhưng nó vẫn là điên rồ. Miller đâu, phác họa coi
Thật không thế hiểu, thật không thế hiểu. Từ đâu ra, từ đâu ra. Con thú xinh ở trên cạn, sao nó lại phải xuống biển. To mập như, voi Hà Đông (whale evolution?)
@Son Norman thân mến,
Xóađây không phải là cách nói của người có giáo dục. Khi đuối lý, bạn quay lại sỉ vả chúng tôi. Evolit đã từng không cho bạn post vì cách tranh luận thiếu tri thức, thiếu văn hóa như thế này. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cho bạn rất nhiều cơ hội ở trên và đồng thời chúng tôi cũng rất kiên nhẫn trả lời bạn. Tuy nhiên, ngựa quen đường cũ, bạn lại tiếp tục công kích chúng tôi bằng rất nhiều những lời tục tĩu và miệt thị chúng tôi như cách làm của những kẻ đầu đường xó chợ. Rất nhiều comment của bạn trên Evolit phản đối tiến hóa chỉ vì chúa của bạn mâu thuẫn với tiến hóa. Do đó, tôi lo lắng rằng khi đuối lý, những người tin chúa sẽ buông những lời tục tĩu như bạn
Vì vậy tôi cho rằng tranh luận tiếp với bạn là không cần thiết và nếu có nói thì là đàn gảy tai trâu mà thôi
@TN
XóaMình nghĩ trường hợp như Son Norman là quá đặc biệt nên không thể gộp chung với những người khác được TN. Nếu vậy thì không "FAIR" cho mấy bạn như Xuân Trung hay Hoàng Long.
@Lam Le
XóaĐúng vậy, hy vọng vẫn còn những bạn tôn trọng chân lý và trí thức
Bạn ơi cho tôi hỏi được không. Bạn search google định luật của ông phạm việt hưng mà bạn thêm nó vào dấu ngoặc kép bảo sao nó chỉ đưa ra 2 kết quả :) bạn qua mặt được người này thì người khác cũng phát hiện. Nếu dám khẳng định thuyết của mình sao phải qua mặt người khác như vậy.
Trả lờiXóa@Phuc Hoang
XóaTôi không hiểu bạn nói gì?
Nếu bạn nói về “The Law of Life Asymmetry” và “The Law of Left-Handed Life” thì ông Hưng nói rằng đây là 2 định luật của Pasteur. Nhưng khi tìm trên google thì chỉ có trong trang web của ông Hưng và gần đây có thêm trang Evolit vì Evolit nhắc đến nó. Nếu là định luật của Pasteur thật sự thì ít ra nó phải xuất hiện trên Wiki hay một bài báo khoa học nào đó. Chẳng lẽ cả thế giới này không ai biết biết về tên 2 định luật của Pasteur trừ ông Hưng ra
Dấu ngoặc kép không phải là bùa triệu hồi siêu nhân kiểm duyệt gì đâu mà tự dưng ém được hết kết quả. Nó chỉ cho thấy là Google thấy không hề có 2 cụm từ “The Law of Life Asymmetry” và “The Law of Left-Handed Life”; điều đó chứng minh đc rằng ông Hưng phát biểu là chúng tồn tại là không đúng sự thực (1). Hai hiện tượng này cũng không phải là luật, mà cũng không phải của Pasteur, đó mới là sự thực (2) - mục tiêu bài viết, đúng như tiêu đề của nó, là chỉ ra (1) & (2) và tách bạch hình thành sự sống & tiến hóa, chứ không phải nói về hiện tượng.
Xóa1. Nguồn gốc của sự sống ? Chúng ta chưa biết. Vì chúng ta chưa biết cơ chế hình thành sự sống đầu tiên như thế nào nên không thể có bất kỳ một cách thức nào, công thức nào để tính xác suất hình thành sự sống. Khỏi tra con số của ông Hưng mần chi. Một là ổng sạo, hai là công thức đó sai.
Trả lờiXóaVì khi anh muốn tính xác suất một hiện tượng chi đó có xảy ra không thì anh ít nhất phải hiểu cơ chế của hiện tượng đó, điều kiện cho nó xảy ra.
Ví dụ, muốn tính xác suất xuất hiện mặt 1 của 1 viên xí ngầu 6 mặt, ít nhất anh phải biết viên xí ngầu đó có khối lượng phân bố đồng đều không ? các mặt có diện tích như nhau không ? .... Vì nếu các mặt đó giả sử khác nhau về diện tích, hay có kẻ chơi ăn gian độn chì vào một phía thì xác suất kô còn là 1/6 nữa.
Cũng như vậy, muốn tính xác suất sự sống đầu tiên ra đời thì tối thiểu phải hiểu cơ chế ra đời của nó, điều kiện vào thời điểm nó ra đời ,....
Nhưng đơn giản là chúng ta không biết, (hay chưa biết ) thì cái công thức đó chẳng có ý nghĩa, giá trị gì.
Thêm một cái cho vui, là nếu giả tỉ ta chỉ dùng cơ học cổ điển mà tính xem xác suất các thiên hà cùng chạy ra xa thì sẽ có được một xác suất cực bé gần như không. Nhưng khi ta hiểu cơ tương đối, thì xác suất đó là ..... 1.
Cho nên ngồi đó mà dùng mấy cái combination để mà tính xác suất hình thành sự sống thì con số đó không đáng tham khảo.
Một điểm nữa, thực sự dù nhà toán học có giỏi đến đâu thì cũng không thể nào bắt đầu tính xác suất của các hiện tượng tự nhiên nếu không xem xét các tính chất vật lý, hóa học. Ví dụ, nhìn cấu trúc tinh thể muối, ta sẽ thấy các nguyên tử Natri nối thàng mạng lưới đối xứng tuyệt đối bằng tỉ lệ 1:1 hoàn hảo với Clo; nếu ta tính xác suất để một nguyên tử Natri tình cờ có một Clo bên cạnh, kế lại có một Na khác cũng tình cờ có Clo... và xác suất để chúng đối xứng với nhau, thì sự tồn tại của một phần nghìn gram muối thôi cũng đã bất khả thi hơn việc hình thành sự sống; còn chỉ cần biết hóa vỡ lòng thôi, ta sẽ thấy xác suất đó là vô nghĩa, chỉ vì bản chất hóa học của các nguyên tử làm cho sự hình thành NaCl, sự kết hợp tạo mạng tinh thể hoàn hảo, quá đỗi dễ dàng và hiển nhiên. Hay thử tính mấy đời mà một quá trình đui mù, ngẫu nhiên như tuyết rơi tạo ra được những bông tuyết nhìn như là được một thợ thủ công bậc thầy chạm khắc? Nhưng mỗi trận tuyết vẫn tạo ra hàng trăm nghìn tỉ những tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị đó đấy thôi, tất cả chỉ nhờ các lực vật lý, hóa học và quy luật vũ trụ (chúng không phải nhiệm vụ của tiến hóa). Ông Hưng tính xác suất hình thành chuỗi protein bao gồm 20 aa cần cho sự sống bằng cách tính 100 đậu lấy ra được chuỗi đúng 20 hạt đậu yêu cầu và blah blah gì nữa để ra một xác suất ko tưởng; điều này không đúng vì thứ nhất, aa không phải những hạt đậu đỏ y chang nhau, mỗi aa sẽ có khối lượng, tính phân cực, ái lực... rất đặc thù, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến chức năng và việc chọn lọc chúng không hề ngẫu nhiên như bốc đậu; thứ 2, ngoài aa đầu thì không có bất kỳ yêu cầu gì cho thứ tự của các aa còn lại; thứ 3, 20 aa đó là của các sinh vật hiện đại, sự sống đầu tiên không nhất thiết - và ít có khả năng - sử dụng đúng 20 loại này... vì không tính đến ba điều này, bài toán trở nên vô nghĩa.
XóaThưa bạn
XóaĐúng như thế. Như tôi có nói, để tính xác suất một hiện tượng tự nhiên, trước hết ta phải hiểu thấu đáo nó. vì nó KHÔNG DIỄN RA NGẪU NHIÊN, Nên tính theo cái kiểu mấy ông Creationists là sai bét. Bạn đưa một ví dụ rất hay, là việc hình thành bông tuyết. Nếu không hiểu thì tính theo kiểu ngẫu nhiên xác suất sẽ gần như bằng không. Nhưng nếu hiểu thì quá trình đó diễn ra theo hướng giảm mức năng lượng, khi ta đưa các điều kiện đó vào thì xác suất sẽ tăng lên rất nhiều đến độ gần như chắc chắn xảy ra,
Vấn đề bạn nói rất hay vì nó cũng liên hệ đến tiến hoá. Nếu tính xác suất ngẫu nhiên thì chẳng bao giờ tiến tới 1 loài phù hợp với điều kiện sống, nhưng nó không ngẫu nhiên mà diễn ra theo hướng có chọn lọc, bên tin học gọi là Genetic Algorithm, khi ta áp dụng algorithm này thì thấy nó diễn ra rất nhanh để đạt đến trạng thái gần như là có designed.
Quá trình tiến hoá không chỉ diễn ra trong sinh học mà driven force của nó chắc phải nằm ở tầng lớp thấp hơn -- hệ vật lý.
Mình giới thiệu bài này
https://www.quantamagazine.org/20140122-a-new-physics-theory-of-life/
Xem cho vui vì có liên hệ tới vấn đề này.
2. Cho dù chúng ta chưa hiểu nguồn gốc sự sống, chúng ta vẫn có thể hiểu được sự hình thành của các loài.
Trả lờiXóaSách giáo khoa trong trường học cũng nói rất rõ. Nhưng ông Hưng không hiểu và không chịu hiểu rằng thuyết tiến hoá và nguồn gốc sự sống là 2 cái khác nhau. Ông Hưng không hiểu nhưng học sinh phổ thông cần hiểu.
3. Về cái thuận tay trái. Thì câu trả lời là ông Hưng ba sạo.
Trả lờiXóaVì trong sự sống trên trái đất (Nhắc lại là trên trái đất) amino acids thì thuận tay trái còn đường (sugar) thì thuận tay mặt.
Còn về tổng quát sự sống trên cả vũ trụ ? xin thưa chưa ai biết nó như thế nào.
Tới giờ phút này chúng ta chưa biết được trong vũ trụ ngoài trái đất có sự sống hay không, thì làm sao ở thời xưa ông Pasteur dám chắc cú là sự sống phải thuận tay trái ???
Tui thách thầy Hưng có thể chứng minh rằng trong vũ trụ không tồn tại sự sống thuận tay mặt, hay cóc thuận tay nào, hay thuận cả hai tay.
Đơn giản là trên trái đất này, sự sống có các animo acids thuận tay trái, nhưng về sự sống tổng quát, nói chung, chúng ta không hiểu, chưa hiểu hết nó.
4, Còn một cái cũng rất vui về ông Hưng là "Định lý Bất Toàn". Godel's incompleteness theorem ổng dịch là Bất toàn thì cũng được đi, kệ ổng. Nhưng vấn đề là ổng không hiểu cái định lý này nó nói cái gì. Khi không rồi ổng suy ra là từ định lý Bất Toàn dẫn tới chuyện là không tồn tại ToE ! Mà ổng cũng lại không hiểu ToE trong vật lý nói là cái gì nữa. ToE dù tên là Theory of Everything nhưng thiệt sự nó hổng phải vậy. Không ai có tham vọng giải thích mọi thứ trên đời trong một theory cả. ToE người ta nói tới đây là quantum gravity. Mà cái đó nó hổng ăn nhằm gì tới Godel THeorem hết trơn hết trọi đó.
Trả lờiXóaBạn ongsauhung ong thân mến
XóaĐúng vậy, hầu như ông Hưng nói rất nhiều về định lý bất toàn của Godel. Nhưng ông ta chưa bao giờ giải thích định lý này một cách rõ ràng. Nên ông ta có thể diễn giải định lý này theo cách ông ta muốn. Như trên Evolit đã đưa ra, truyền thống tạo dựng và xuyên tạc là bản chất của ông Hưng. Nên tôi rất nghi ngờ tính chân thực của định lý bất toàn phiên bản Phạm Việt Hưng.
Định lý bất toàn của Godel thật sự là một phạm trù toán học. Nhưng ông Hưng lại mang vào sinh học để phản đối tiến hóa.
Thưa bạn
Trả lờiXóaÔng Hưng xuyên tạc một phần, một phần thì ông ta lại đi dịch từ các nguồn có tính cách tôn giáo (Creationism chẳng hạn). Những người này có 1 chiêu rất độc, đó là dùng từ ngữ khoa học nhưng chuyển tải một nội dung phi khoa học. Họ biết rất rõ rằng rất nhiều người vì hoàn cảnh không có điều kiện tiếp xúc với các thông tin khoa học chánh thống nên không hiểu rõ vấn đề. Kế tiếp, vì ngày nay khoa học đã quá phát triển, nên một người dù được đào tạo chánh qui vẫn không có thể có kiến thức trong mọi ngành nghề, do đó bằng cách xả thông tin loạn cào cào họ đánh lừa người đọc.
Godel's Theorem chẳng có gì là "Bất toàn" cả. Incompleteness ông Hưng dịch là Bất Toàn rồi gán cho nó một cái ý nghĩa "tôn giáo" đại khái nhân loại là bất toàn, hiểu biết của chúng ta là bất toàn .... Những điều ông ta nói ra không ăn nhằm chi tới Godel theorem vì chẳng cần tới cái định lý đó chúng ta cũng có thể biết được chúng ta vĩnh viễn không bao giờ đạt đến trạng thái toàn hảo về mặt tri thức.
Godel theorem chỉ liên quan đến hệ tiên đề mà thôi. Nói giản dị là khi học hình học hồi trung học, chúng ta có hệ tiên đề Euclidean. TỪ đó có thể suy ra các định lý. THế nhưng tới số học tại sao chúng ta không thấy cô giáo dạy 1 hệ tiên đề cho số học ? Cái đó dính dáng tới Godel THeorem, muốn hiểu tại sao thì phải hiểu định lý này.
Ngay trong toán học, ta thấy đó, đâu phải lúc nào cũng áp dụng Godel. Điển hình là hệ hình học mà ta đã học, nó complete chứ có incomplete gì đâu. Trong toán học, định lý Godel cũng đã áp dụng có giới hạn vậy mà ông Hưng lại đem luôn cái đó ra Khoa Học rồi suy diễn tùm lum. Trong khi Khoa Học khác với TOán học. TOán học, 1 theorem được chứng minh bằng proof còn khoa học thì một theory được chứng minh bằng emperical evidences. Tôi chắc rằng ông ta không hề hiểu định lý Godel nói cái gì.
Về ông Hưng, tôi đã xem blog ông ta, thấy quá chán chường cho cái cảnh chung phe tán dương với nhau, nhưng khi có người góp ý thì bảo rằng "Trí giả không tranh biện". Nên tôi chẳng thiết tha chi tới chuyện phản biện ổng. Nay thấy bạn bỏ công sức ra làm vì lợi ích của Khoa Học tôi thật mừng. Góp ý rằng nếu bạn có thể làm 1 trang facebook thì tiện share và phổ biến lắm. Nếu bạn ở Sài gòn, hôm nào mời bạn uống ly bia ?
Fan Page của EvoLit đây bạn.
Xóahttps://www.facebook.com/evo.lit.3?fref=ts
Mình nghĩ cần phải có 1 bài phản biện định lý bất toàn của ông Hưng.
cảm ơn nhe bồ tèo.
Xóa@ongsauhung ong
XóaCảm ơn bạn, mình không ở Sài Gòn. Hy vọng bạn tiếp tục theo dõi Evolit
@Lam Le
XóaĐúng vậy, định lý bất toàn là một trong những rường cột của ông Hưng. Nhưng cái này không chỉ là về toán, mà còn là triết học trong toán học. Nên nếu tìm hiểu rõ ngọn ngành có lẽ khó. Còn hiểu kiểu ông Hưng thì quá dễ rồi, ổng cho rằng: Cứ phang đại, dù gì cũng chả ai biết đâu