Từ nay EvoLit có tên miền đã "hóng" bấy lâu: Tienhoa.tk :3!
Tuy nhiên tên miền miễn phí tồn tại nhiều rủi ro, nên bất cứ khi nào bạn không truy cập được vào EvoLit, hãy nhớ www.sinhtienhoa.blogspot.com
Bấm ở đây để xem trích dẫn lỗ gốc và một ý lạm bàn
http://smashinghub.com/most-beautiful-birds-of-the-world.htm
Còn các mầu sắc của hoa, và bướm nữa… Con người dù cho có thông minh đến đâu chăng nữa, cũng không bao giờ có thể chế tạo ra được những hình dáng đẹp như thế.
Tôi có một niềm tin mãnh liệt vào con
người. Dù quanh mình là những thông tin ảm đạm về mọi
mặt kinh tế, văn hóa, chính trị... khắp thế giới, tôi
luôn tin đó chỉ là chấm đen trên tờ giấy trắng: nổi
bật, nhức nhối nhưng không nên nhìn vào nói mà bảo cả
tờ giấy đều đen. Nhìn về lịch sử, tôi tin tiềm năng
của con người lớn hơn tất cả những thứ xấu xa, ti
tiện & đáng buồn mà chúng ta thấy hàng ngày như thế
rất nhiều:
thehumanityproject.com |
Có ai có thể
không rung động khi tưởng tượng về những gian khó mà
tổ tiên chúng ta - những con người bé nhỏ, yếu ớt (so
với các loài khác), bơ vơ trước thiên nhiên hùng vĩ -
đã trải qua với đôi bàn tay trắng? Ai có thể không cảm
thấy trào lên trong lòng những thương yêu & kính nể
sâu sắc đến ông bà ta – những người trong suốt chiều
dài lịch sử không ngừng thách thức & vượt lên
những giới hạn sinh học của mình? Từ chỗ họ chỉ là
một loài nào đó trong sinh giới, qua 500 nghìn năm đến
hôm nay chúng ta là sinh vật tự chủ nhất hành tinh, nắm
trong tay vận mệnh của Trái Đất... Vậy thì tác giả
bài “Những Lỗ Hổng...” là ai, là ai mà cho mình cái
quyền phán trong tương lai xa xôi vô tận con người có
thể & không thể làm gì???
1000 năm trước,
chắc chắn có những kẻ bảo rằng chúng ta sẽ không
thể nào có được những chiếc xe chạy không cần súc
vật hay người kéo...
Hơn 100 năm
trước, chắc chắn có những kẻ bảo rằng chúng ta sẽ
không thể nào bay được, huống hồ là lên Mặt Trăng...
10 năm trước,
có bao nhiêu kẻ thiển cận nghĩ đến một thế giới như
hôm nay...? Các kỳ quan của tự nhiên làm choáng ngợp tất
cả đầu óc con người hôm nay & có lẽ là rất lâu
về sau nữa, nhưng chúng ta chẳng thể nói gì về tương
lai cả. Đầu óc con người đủ bé nhỏ để không thể
nào lường được mình có thể vĩ đại như thế nào :).
Trở lại với
vấn đề màu sắc chim, bướm, hoa cỏ. Tác giả nhận
định:
Darwin đã
để một lỗ hổng khổng lồ về sự tiến hóa của các
mầu sắc trên nhiều chủng loại từ côn trùng đến
chim, đến bướm, đến hoa cỏ… Ông không thể giải
thích tại sao chúng lại có sắc mầu đẹp. Ông đã giải
thích “vì nhu cầu muốn trốn các loại thú khác ăn thịt
mình, nên tắc kè đổi mầu khi đậu ở cây…”, nhưng
ông không thể nào giải thích tại sao chim và bướm lại
quá lộng lẫy mặc dù đó là yếu điểm cho chúng dễ bị
tấn công và ăn thịt!
1. Về logic:
Suỵt! Tôi và Wallace là cha đẻ thuyết tiến hóa, nhưng chúng tôi =/= thuyết tiến hóa ;) |
Không chỉ lỗ này mà các lỗ khác đều nhằm vào Darwin “vô lý chỗ abc”, “bất lực với xyz”, “không giải thích được này nọ lọ chai” mà 'quên' rằng tiến hóa đã >150 tuổi, từ cuốn Nguồn Gốc đã có nhiều công trình khác & dù Darwin qua đời từ thời cố lũy nhưng các nhà khoa học khác vẫn đang làm việc không ngừng nghỉ để nghiên cứu về tiến hóa. Vì thế một sự vật hiện tượng không được chính Darwin giải thích theo cách tác giả cho là thỏa đáng (tức là không insert Đấng nào đó vào) trong cuốn Nguồn Gốc thì không có nghĩa là tới bây giờ nó vẫn còn là một “lỗ hổng” cho khoa học. Vì thế dùng lời Darwin của 150 năm trước mà nói cả thuyết tiến hóa của thế kỉ 21 đầy lỗ thì không hợp lí.
2. Màu sắc hoa cỏ:
Kiến
thức mẫu giáo: hoa cỏ có màu sắc đẹp là có 2 nguyên
nhân chính 1. Để thu hút động vật như chim, côn trùng,
thú đến thụ phấn (hoa) và phát tán hạt (quả) 2. Để
cảnh báo (nấm độc, miễn cưỡng gọi là 'cây'). Cái
này chẳng có gì không thể giải thích được bằng
thuyết tiến hóa.
3.
Chim màu mè ở đâu ra?
Thứ nhất, đại đa số chim đều không mấy gì màu mè:
Bài
viết có ý tạo ấn tượng sai lầm rằng tất cả chim
muông đều rực rỡ, chỉ cần suy nghĩ một chút, liên hệ
thực tế là ta thấy ngay điều này là sai sự thật: nghĩ
tới lũ chim quanh ta đi, sẻ & bồ câu dại, màu sắc
của chúng có thể miêu tả bằng từ “đơn điệu” -
và đó là thực tế trên toàn Trái Đất, tất cả chim
chóc côn trùng đều có kiểu hình thích nghi với môi
trường chúng sống và vì thế về mặt màu sắc tương
đối chán òm!
Những con chim trông như mới từ tiệm MyKolor cả ngàn màu sơn tùy chọn ra thực chất chỉ sống ở những vùng rừng nhiệt đới (lần cuối cùng bạn nhìn thấy một con chim có 7 màu sống tự do trên đường phố Sài Gòn là khi nảo?).
Theo Stephen Bailey của trường ĐH California at Berkeley, số lượng chim sặc sỡ ở vùng nhiệt đới chỉ có vẻ nhiều hơn vì có nhiều loài chim hơn. Tỉ lệ chim sặc sỡ ở các vùng khác nhau tương đối giống, và ở mọi nơi thì chim màu ảm đạm đều chiếm ưu thế.(Tham khảo cuốn "Chim Vùng Nhiệt Đới Châu Mỹ" ,2.1)
Ngay cả trong rừng nhiệt đới, những loài chim sống ở tầng rừng dưới tối tăm (chim ruồi, chim lò,...) cũng mang những sắc đen, nâu, xanh đượm buồn. Có chăng chúng chỉ có sợi lông đuôi trắng dài, nhưng chỉ gây liên tưởng đến một vệt nắng nhảy múa chứ không phải một miếng mồi (2.2) => Đaị đa số chim chóc trên trái đất mang màu lông ảm đạm để hòa vào môi trường ảm đạm, VD như con cú tuyết ở trên..
Những con chim trông như mới từ tiệm MyKolor cả ngàn màu sơn tùy chọn ra thực chất chỉ sống ở những vùng rừng nhiệt đới (lần cuối cùng bạn nhìn thấy một con chim có 7 màu sống tự do trên đường phố Sài Gòn là khi nảo?).
Theo Stephen Bailey của trường ĐH California at Berkeley, số lượng chim sặc sỡ ở vùng nhiệt đới chỉ có vẻ nhiều hơn vì có nhiều loài chim hơn. Tỉ lệ chim sặc sỡ ở các vùng khác nhau tương đối giống, và ở mọi nơi thì chim màu ảm đạm đều chiếm ưu thế.(Tham khảo cuốn "Chim Vùng Nhiệt Đới Châu Mỹ" ,2.1)
Ngay cả trong rừng nhiệt đới, những loài chim sống ở tầng rừng dưới tối tăm (chim ruồi, chim lò,...) cũng mang những sắc đen, nâu, xanh đượm buồn. Có chăng chúng chỉ có sợi lông đuôi trắng dài, nhưng chỉ gây liên tưởng đến một vệt nắng nhảy múa chứ không phải một miếng mồi (2.2) => Đaị đa số chim chóc trên trái đất mang màu lông ảm đạm để hòa vào môi trường ảm đạm, VD như con cú tuyết ở trên..
Thứ 2, màu mè không có nghĩa là dễ thấy:
Những bức ảnh của chim vùng nhiệt đới sặc sỡ và đập vào mắt ta bùm bùm như vậy, nhưng đó là tác phẩm có được nhờ kỹ thuật điêu luyện của các nhiếp ảnh gia rất là tinh mắt và kiên trì săn tìm những chú chim này sâu trong rừng - nơi mà tin hay không thì tùy, như mọi loài chim khác bộ lông giúp chúng hòa vào môi trường và khó bị phát hiện hơn!
Alfred Wallace - nhà tự nhiên học nổi tiếng độc lập nghĩ ra thuyết tiến hóa với Darwin - trong cuốn Malay Archipelago kinh điển có viết "Dù số lượng chim sặc sỡ ở hầu như mọi khu vực trong rừng nhiệt đới là rất nhiều, chúng không hề dễ thấy chút nào, và như một quy luật, chúng ko đóng góp nhiều vào cảnh quan" (2.3)
Nhưng vấn đề ko phải ở khí hậu nhiệt đới hay ôn đới, mà là khu vực sinh sống mở hay có rừng bao phủ. Nhìn chung, màu đỏ sẽ dễ thấy ở khu vực đồng cỏ nhưng lại khó thấy ở trong rừng, xanh thì ngược lại - màu sặc sỡ ko nói lên đc con chim đó dễ thấy hay khó thấy.
"Hầu như tất cả những nhà tự nhiên học làm việc trong rừng nhiệt đới đều đã từng chứng kiến hàng đàn két bỗng nhiên biến mất sau khi bay vào một cái cây nào đó" (2.4)
"Màu sắc nguy trang không nhất thiết phải tối hay sẫm. Những màu sắc rực rỡ ở chim, bò sát, côn trùng nếu đưa ra khỏi môi trường tự nhiên có thể nổi bật nhưng chúng thường rất hòa hợp với các thuộc tính phản chiếu của thực vật. Chim đuôi seo (quetzal), trogon & jacamar với lưng xanh đen & vàng sáng và phần bụng đỏ hay hung là những bằng chứng sống của tính hiệu quả của những mảng màu sáng tối bắt chước sự chiếu sáng tương phản cao, chói chang của tán rừng. Nói dùng màu sắc như thế để trốn thì khó tin, nhưng ai từng thử nheo mắt nhìn lên tán rừng để tìm chim mới hiểu màu sắc sáng có thể "hô biến" dáng dấp của một con chim như thế nào" (2.5)
Đừng tách chúng khỏi khu vực sinh sống tự nhiên rồi bảo chúng chơi nổi, hãy đặt chúng vào & thử tìm chúng trong những cánh rừng thực thụ dày đặc những lá là lá, với những màn trình diễn huyền ảo của ánh sáng và bóng tối trên những chiếc lá & hoa cỏ đầy màu sắc khắp mọi nơi!
Alfred Wallace - nhà tự nhiên học nổi tiếng độc lập nghĩ ra thuyết tiến hóa với Darwin - trong cuốn Malay Archipelago kinh điển có viết "Dù số lượng chim sặc sỡ ở hầu như mọi khu vực trong rừng nhiệt đới là rất nhiều, chúng không hề dễ thấy chút nào, và như một quy luật, chúng ko đóng góp nhiều vào cảnh quan" (2.3)
Nhưng vấn đề ko phải ở khí hậu nhiệt đới hay ôn đới, mà là khu vực sinh sống mở hay có rừng bao phủ. Nhìn chung, màu đỏ sẽ dễ thấy ở khu vực đồng cỏ nhưng lại khó thấy ở trong rừng, xanh thì ngược lại - màu sặc sỡ ko nói lên đc con chim đó dễ thấy hay khó thấy.
"Hầu như tất cả những nhà tự nhiên học làm việc trong rừng nhiệt đới đều đã từng chứng kiến hàng đàn két bỗng nhiên biến mất sau khi bay vào một cái cây nào đó" (2.4)
"Màu sắc nguy trang không nhất thiết phải tối hay sẫm. Những màu sắc rực rỡ ở chim, bò sát, côn trùng nếu đưa ra khỏi môi trường tự nhiên có thể nổi bật nhưng chúng thường rất hòa hợp với các thuộc tính phản chiếu của thực vật. Chim đuôi seo (quetzal), trogon & jacamar với lưng xanh đen & vàng sáng và phần bụng đỏ hay hung là những bằng chứng sống của tính hiệu quả của những mảng màu sáng tối bắt chước sự chiếu sáng tương phản cao, chói chang của tán rừng. Nói dùng màu sắc như thế để trốn thì khó tin, nhưng ai từng thử nheo mắt nhìn lên tán rừng để tìm chim mới hiểu màu sắc sáng có thể "hô biến" dáng dấp của một con chim như thế nào" (2.5)
Đừng tách chúng khỏi khu vực sinh sống tự nhiên rồi bảo chúng chơi nổi, hãy đặt chúng vào & thử tìm chúng trong những cánh rừng thực thụ dày đặc những lá là lá, với những màn trình diễn huyền ảo của ánh sáng và bóng tối trên những chiếc lá & hoa cỏ đầy màu sắc khắp mọi nơi!
Một số họ chim 'nổi' nhất rừng. Một con quetzal có thể trong nháy mắt biến thành "một chiếc lá mỏng manh trong sự tĩnh lặng gần như tuyệt đối của rừng mưa nhiệt đới" (Trang 133, (2) ) |
Thứ 3, dễ thấy thì đã sao?
Thật ra, có nhiều loài chim khoe lông xanh như chim thiên đường (paradise) trong rừng và chim đen cánh đỏ (red-winged blackbirds); prairie chickens chơi màu đỏ ở vùng đồng cỏ! Những màu sắc này rõ ràng là dễ thấy, dù chúng CÓ thu hút động vật ăn thịt nhưng đó là hệ quả phụ khó tránh của chức năng nhận diện đồng loại hữu ích.
Tại sao cần nhận diện đồng loại? Quá trình tiến hóa dẫn đến sự hình thành loài mới, và như đã nói ở lỗ số 4, điều quan trọng nhất khiến loài này khác loài kia là chúng không sinh sản với nhau được, chứ không phải ngoại hình, nhất là màu sắc. Tuy nhiên, ngoại hình (màu sắc) lại là dấu hiệu có ích cho những sinh vật có thị giác phát triển biết những khác biệt bên trong về cấu trúc hay di truyền - điều thực sự làm việc giao phối vô nghĩa và phí phạm. Thế giới hoang dã "vô thường": lúc nào cũng chật vật lo sinh tồn, sống nay chết mai, mỗi lần giao phối đều có thể là lần cuối hay cơ hội duy nhất có thể để lại gen của mình, nguyên tắc là "anh ít khi làm, mà làm là phải trúng!".
Tại sao cần nhận diện đồng loại? Quá trình tiến hóa dẫn đến sự hình thành loài mới, và như đã nói ở lỗ số 4, điều quan trọng nhất khiến loài này khác loài kia là chúng không sinh sản với nhau được, chứ không phải ngoại hình, nhất là màu sắc. Tuy nhiên, ngoại hình (màu sắc) lại là dấu hiệu có ích cho những sinh vật có thị giác phát triển biết những khác biệt bên trong về cấu trúc hay di truyền - điều thực sự làm việc giao phối vô nghĩa và phí phạm. Thế giới hoang dã "vô thường": lúc nào cũng chật vật lo sinh tồn, sống nay chết mai, mỗi lần giao phối đều có thể là lần cuối hay cơ hội duy nhất có thể để lại gen của mình, nguyên tắc là "anh ít khi làm, mà làm là phải trúng!".
Khi túi khí xẹp thì mảng màu đỏ thật sự không đáng kể |
1. Giấu chúng đi: chim đen cánh đỏ giấu cầu vai đỏ còn prairie chicken làm xẹp những túi khi dưới lớp da đỏ.
Chim manakin trống |
Sẻ vàng Mỹ |
chim tu-căng |
Mặt ngu vậy chứ hổng có hiền đâu à nghen! |
Ngoài
ra, chúng ta còn có chọn lọc sinh sản (sexual selection):
Cũng như phụ nữ thích đàn ông bảnh bao, điều đó có
nghĩa anh ta biết/có điều kiện kinh tế/có thời gian để
chăm chút cho bản thân & rất có thể là anh ta biết/có
điều kiện kinh tế/có thời gian để chăm chút cho mình
&con cái, chim mái thường có khuynh hướng chọn chim
trống có màu lông sặc sỡ, với chúng đó là biểu hiện
của bạn đời tốt. Sở hữu &duy trì một một bộ
lông mướt đẹp không hề dễ dàng, con trống đó ngoài
gen tốt phải có sức khỏe tốt, phải có đủ dinh dưỡng
(= khả năng kiếm ăn tốt, nhớ rằng chim chóc thường
kết đôi nuôi con nên trong khi con mái ấp trứng thì khả
năng kiếm mồi của con trống trở nên tối quan trọng)...
ngoài ra con trống càng đẹp thì chứng tỏ bố con trống
càng đẹp & có tiền sử sinh sản thành công, con mái
kết đôi với trống đẹp sẽ tạo ra được những con
trống con đẹp, tăng khả năng duy trì gen của mẹ đến
nhiều đời sau. Đây là chọn lọc sinh sản, kết quả
thường tạo ra loài đa hình: đực và cái khác xa nhau
(như chim công, gà, uyên ương) – dám cá danh sách những
con chim đẹp nhất thế giới đa số chụp hình chim trống
làm đại diện và giấu biệt ảnh lũ chim mái độc một
màu nâu. Bởi vậy, ta nói : “Đằng sau vẻ đẹp lộng
lẫy lẫm liệt của một con gà trống là một con gà mái
xấu lạ”
4. Về kết luận của tác giả:
Đặt
ngược lại, giả sử phần trên tác giả nói là đúng,
màu sắc sẽ làm cho chim bướm dễ bị ăn thịt hơn và
giả sử luôn là đúng là chúng chỉ có thể là tác phẩm
của một 'Đấng Toàn Năng' nào đó. Vậy, chẳng phải rõ
ràng Đấng này là một nhân vật rất khát máu sao? Tạo
ra chim chóc ong bướm với những bộ cánh sặc sỡ chỉ
để rồi chúng sẽ trở thành những miếng mồi vừa ngon
vừa đẹp lại vừa dễ dàng. Thay vì trầm trồ & ca
ngợi, phản ứng của chúng ta nên là ghê tởm và sợ hãi
một kẻ thích nhìn con cái của mình bị những đứa con khác tàn sát. Còn nếu chúng ta biện hộ cho Đấng này bằng những lý luận ở trên, thì có vấn đề gì với tiến hóa?
Bắt tay vào lấp lỗ cuối cùng, số 6!!!!!!
----
(1)
Our
ancestors walked from East Africa to Novaya Zemlya and Ayers Rock and
Patagonia, hunted elephants with stone spearpoints, traversed the
polar seas in open boats 7,000 years ago, circumnavigated the Earth
propelled by nothing but wind, walked the Moon a decade after
entering space – Carl Sagan, Pale
Blue Dot.
(2) Chim Vùng Nhiệt Đới Ở Châu Mỹ: Giới Thieu Ve Tap Quan, Sinh San & Su Da Dang
Đây là sách hướng dẫn vô rừng tìm chim, chẳng phải sách của "tín đồ tiến hóa" việt để mị dân!
(2.1) "Although... scenery"
Đây là sách hướng dẫn vô rừng tìm chim, chẳng phải sách của "tín đồ tiến hóa" việt để mị dân!
(2.1) "Although... scenery"
(2.2)"Hermit... themselves"
(2.3)"In a...everywhere"
(2.4)"Almost...'disappear' "
(2.5)"Concealing color...a bird's shape"
(2.4)"Almost...'disappear' "
(2.5)"Concealing color...a bird's shape"
0 comments:
Đăng nhận xét
Quy định về bình luận cho môi trường thảo luận xanh, sạch, đẹp từ ngày 14/06/2016
*Vui lòng cư xử trí thức, lịch sự
*Đây là trang web khoa học, vui lòng không bàn tôn giáo. Sau một lần nhắc nhở sẽ bị xóa
*Đây là trang web học thuật, tranh luận phải có cơ sở. Những phát ngôn không có căn cứ gây mất thời gian của tất cả mọi người, vì thế nếu sau khi nhắc nhở mà vẫn tái phạm, sẽ bị xóa hết bình luận
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.