Chuyên mục

20 tháng 4, 2012

Tổng hợp về phôi thai của Haeckel P2: Haeckel có tội & đã nhận tội??


Để biết chi tiết thật ra Haeckel sai cỡ nào và có nội tình gì không, mời các bạn xem bản dịch bài luận củaRobert J. Richards về vấn đề Haeckel. Có thể tóm tắt như sau:


_Richardson không nói riêng mình Haeckel mà còn có nhiều nhà khoa học (KH) xưa và nay khác. Bài báo lại chĩa mũi dùi vào riêng Haeckel, ý đồ gì?

_Richardson không nói lừa đảo, chỉ cho là KH nên dùng tài liệu tiến bộ hơn. Nhưng bài báo lại biến nó lại thành một lời buộc tội.

_ Những nhà KH ngày nay biết những gì nhà KH ngày xưa không biết đâu có nghĩa là nhà KH cố tình lừa dối? “Ernst Haeckel đã chỉ vẽ hình của một phôi thai duy nhất, rồi dựa vào đó chế ra hình phôi người, phôi khỉ, phôi chó và chỉ thêm vào mỗi hình đó rất ít thay đổi. Nói cách khác, đó là một trò lừa đảo.” Chính xác là Haeckel đã dùng một bản khắc gỗ 3 lần, nhưng Haeckel lí luận rằng ở giai đoạn sớm như thế thì không thể phân biệt (Haeckel đã sửa chỗ này. Phôi thai giai đoạn đầu không thấy được dưới mắt thường, với trang thiết bị của thế kỉ 19, thì những quan sát của Haeckel là đúng.)

VD, theo GS. Agassiz từng nhận xét vào năm 1849 (trước khi thuyết tiến hóa ra đời! Và ông này là người theo Sáng tạo luận, tin vào Chúa Trời ): "Chúng tôi cũng nhận thấy rằng dơi hay chim non hay rắn con, trong những giai đoạn phát triển nhất định, giống nhau đến mức, sẽ là một thách thức với bất kỳ ai muốn phân biệt chúng với nhau - hay phân biệt một con dơi và một con rắn) (Scientific American 1849).
 "We find, too, that the young bat, or bird, or the young serpent, in certain periods of their growth, resemble one another so much that he would defy any one to tell one from the other--or distinguish between a bat and a snake." (Scientific American 1849)


_Richardson so sánh ảnh với hình ảnh từ bản thứ nhất của cuốn Anthropogenie, trong khi hững lần tái bản sau Haeckel đã có tiếp thu và sửa chữa, bổ sung kho tài liệu, so sánh hình chụp của Richardson với hình vẽ ở những lần tái bản cuối cùng thì khó mà kết tội. Nhưng “Và điều đó đã khuyến khích Haeckel tiếp tục đi xa hơn. Trong những năm sau đó ông ta tiếp tục sản xuất ra hàng loạt các minh họa so sánh phôi.”, nỗ lực sửa chữa sai lầm và làm phong phú thêm tài liệu ở những lần xuất bản sau biến thành “thừa thắng xông lên”, bài trên tin180 quá là sắc sảo ;), nhỉ?

Hình vẽ tai tiếng của Haeckel năm 1874

Hình từ cuốn Ernst Haeckel, Anthropogenie tái bản lần 4 


_ So sánh hình chụp của Richardson với hình vẽ của Haeckel thì ta thấy khác nhau lớn nhất là hình phôi của thằn lằn và cá. Giải thích là do Richardson đã chụp phôi có túi noãn và những bộ phận khác. Trong khi Haeckel nhấn mạnh là chỉ vẽ hình phôi, không có noãn, màng ối... Tác giả dùng máy tính bỏ những phần này đi trên hình chụp của Richardson thì ta thấy phôi khá giống với hình của Haeckel. So hình bản 4 thì càng chính xác hơn.



_ Richardson cho rằng sự khác biệt về kích thước của phôi là rất quan trọng. Còn Haeckel thì nhấn mạnh là vẽ mấy cái hình đó cùng kích thước để dễ so sánh về cấu trúc của nó. Cá nhân tôi thấy điểm này Haeckel làm rất hợp lí vì khi so sánh các thứ ta thường cùng đưa về một bình diện nào đó.

_Cuốn sách Anthropogenie vốn là bản gom vội những hình ảnh từ các bài giảng cho quần chúng bình dân (general public), vì thế không thể trách nó rất giản lược. Hãy xem Haeckel nói gì về vấn đề này:
Nhiều nhà tự nhiên học đã chê trách những bức hình dạng giản đồ của tôi trong Anthropogeny [Tiến hóa của Con người]. Vài chuyên gia phôi học đã đưa ra những lời cáo buộc nặng nề nhất chống lại tôi trong việc này, và khuyên tôi nên thay thế vào những hình vẽ tỉ mỉ hơn, càng chính xác càng tốt. Tuy nhiên, tôi cho rằng những giản đồ phù hợp để dạy học hơn những hình đó nhiều. Vì mỗi giản đồ chỉ cho thấy những đặc điểm chính yếu mà nó muốn giải thích mà thôi, và lờ đi tất cả những chi tiết không cần thiết mà trong những hình vẽ quá hoàn mĩ, quá chính xác thường làm khổ và làm rối nhiều hơn là giảng và dạy [:) ủng hộ Haeckel chỗ này -SV]. Những cấu trúc càng phức tạp thì những giản đồ đơn giản lại càng giúp ích nhiều trong việc làm chúng dễ hiểu. Vì lí do này mà vài giản đồ đơn giản và thô sơ mà Baer nửa thế kỉ trước đã đưa vào cuốn sách nổi tiếng “Lịch sử Tiến hóa Động vật” của ông đã giúp ích nhiều hơn bao nhiêu là hình ảnh vừa nhiều vừa kĩ lưỡng, được trau chuốt dưới sự giúp đỡ của camera lucida {một công cụ hỗ trợ để cho họa sĩ vừa nhìn mặt giấy vừa nhìn mẫu một lúc- SV} đang tô điểm cho những tập át-lát lộng lẫy và đắt đỏ của His, Goette và những người khác. Nếu muốn nói những giản đồ của tôi là “không chính xác” và lời buộc tội “xuyên tạc KH” có đổ lên đầu tôi, thì điều này cũng đúng với tất cả nhiều rất nhiều những giản đồ đang dùng hàng ngày trong trường học. Tất cả các giản đồ đều “không chính xác”. ” (Haeckel 1876) (3). Dẫu vậy Haeckel vẫn tinh chỉnh các giản đồ của mình.
Haekel

            Haeckel thừa nhận mình đã mắc nhiều sai lầm, nhưng không bao giờ thừa nhận mình lừa đảo, và sự thực đúng là như thế. Cái câu “Sau khi dứt khoát nhận tội ‘giả mạo’ này tôi phải có nghĩa vụ tự thấy bản thân mình đáng bị kết tội và tiêu diệt, nếu tôi không có được sự an ủi khi nhìn thấy hàng trăm người bạn đồng bị cáo cùng đứng trước vành móng ngựa với tôi, trong đó có nhiều nhà quan sát đáng tin cậy nhất và nhiều nhà sinh học được kính trọng nhất. Phần lớn các biểu đồ trong sách giáo khoa sinh học, luận án và tạp chí tốt nhất sẽ phải gánh chịu cùng một mức độ tội danh ‘giả mạo’, bởi tất cả chúng đều không chính xác, và bị làm giả, trình bày và dựng lên không nhiều thì ít” nghe sơ sơ đúng là có cảm giác “điều duy nhất ông ta muốn biện hộ là: những người theo phái tiến hóa khác cũng cần phải bị xử tội như ông ta”, nhưng nếu bạn đã đọc câu nói trên các bạn có thể thấy đó không phải là một lời nhận tội cũng không phải là để kéo những người khác chết chung! Đó chỉ là một cách nói để nêu bật quan điểm của Haeckel trong việc minh họa sách với tư cách một nhà khoa học và cũng là một họa sĩ, rằng mục tiêu của giáo dục không phải để học trò biết mà là để học trò hiểu, không phải cứ nùi một đống chi tiết vào là hay, mà chỉ cần truyền tải được cái cần truyền tải là đạt yêu cầu. Là một học sinh, sinh viên, bạn có đồng ý như thế không? Lấy VD như những hình ADN mình học trong trường, nếu vẽ chi tiết ADN y như thật, các phân tử đường gắn với phốt pho tạo thành các nucleotít rồi các liên kết hidro, phốtpho đi-este… có gì tốt ngoài việc làm mình rối mắt không? Hay ta chỉ cần ADN như 2 dải lụa xoắn với những nu vẽ đơn giản cục lớn cục nhỏ là đủ hiểu?
Lại một trò lừa đảo của những kẻ theo thuyết tiến hóa (còn gọi là các nhà sinh học đàng hoàng)...
...ADN của Watson & Crick - lời nói dối trong thế kỉ!


         Đây là một ví dụ sinh động để bạn đọc thấy cái tài xuyên tạc (quote mining) của những người chống tiến hóa: sau khi quăng bỏ ngữ cảnh, họ có khả năng dẫn dắt lắt léo biến một câu nói hay thành một lời thú tội ngọt xớt!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Quy định về bình luận cho môi trường thảo luận xanh, sạch, đẹp từ ngày 14/06/2016
*Vui lòng cư xử trí thức, lịch sự
*Đây là trang web khoa học, vui lòng không bàn tôn giáo. Sau một lần nhắc nhở sẽ bị xóa
*Đây là trang web học thuật, tranh luận phải có cơ sở. Những phát ngôn không có căn cứ gây mất thời gian của tất cả mọi người, vì thế nếu sau khi nhắc nhở mà vẫn tái phạm, sẽ bị xóa hết bình luận

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.